BỘ ĐỀ CÂU HỎI ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN LỚP 9 ÔN THI VÀO LỚP 10 [Chuẩn]

BỘ ĐỀ CÂU HỎI ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN LỚP 9 ÔN THI VÀO LỚP 10 [Chuẩn] có đáp án. Luyện giải đề thi Văn đọc hiểu chuẩn xác từ đề chính thức thi lớp 9 vào lớp 10

BỘ ĐỀ CÂU HỎI ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN LỚP 9 ÔN THI VÀO LỚP 10 [Chuẩn]

Tải Xuống 

TIẾNG VIỆT NGỮ VĂN

Câu 1 (1,0 điểm)

Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong các câu sau:

  1. a) Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa! (Bằng Việt).
  2. b) Cuối năm thể nào mợ cháu cũng về. (Nguyên Hồng)
  3. c) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. (Nam Cao)
  4. d) – Vâng bà để mặc em … (Kim Lân)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Cha lại dắt con đi trên cát mịn,
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời
Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi…!”

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.
(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)
Câu 1 (0,5 điểm): Tìm những từ láy có trong đoạn thơ trên.
Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong đoạn thơ trên. Chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp.
Câu 3 (1,0 điểm): Giải thích ý nghĩa của từ “chân trời” trong câu thơ “Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời”. Hãy cho biết từ “chân” nói trên được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Câu 4 (1,5 điểm): Câu thơ “Ánh nắng chảy đầy vai” sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

 

Mùa xuân đã tràn về phủ hơi ấm lên mặt đất và không gian. Dù cái lạnh còn phảng phất nhưng đã nghe trong gió cái nồng nàn của sự sinh sôi. Tiếng cỏ bật mầm non tí tách dưới mưa xuân. Tiếng chồi non khe khẽ cựa mình trong ánh sáng. Buổi chiều nhẹ như tơ vương. Tiếng gà gáy vọng trên đồi nghe sao mà ấm áp. Đâu đó trong con ngõ nhỏ, đài nhà ai phát đi bài hát “Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao với những lời tha thiết: “Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về. Mùa bình thường mùa vui nay đã về… Từ đây người biết thương người. Từ đây người biết yêu người…”. Cảm giác thơ thời, nhẹ nhõm ùa vào lòng.
(Theo Đi giữa trời xuân – Bảo Trâm, Tạp chí Sông Thương, Hội Văn học nghệ thuật Bắc Giang, số 1/2014, tr.16)
a. Xác định từ láy trong các câu văn sau: Tiếng cỏ bật mầm non tí tách dưới mưa xuân. Tiếng chồi non khe khẽ cựa mình trong ánh sáng.
b. Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích.
c. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: Buổi chiều nhẹ như tơ vương.

 

Tôi là con gái Hà Nội (1). Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá (2). Hai bim tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn (3). Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!” (4).
(Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê)
a) Tìm lời dẫn trực tiếp.
b) Xác định khởi ngữ.
c) Chỉ ra hai phép liên kết và từ ngữ liên kết trong đoạn văn trên.
Câu 2. (1,0 điểm).
Trong các tổ hợp từ sau đây, những tổ hợp từ nào là thành ngữ? Giải thích ngắn gọn nghĩa của các thành ngữ đó.
a) Đi một ngày đàng học một sàng khôn
b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
c) Nói như dùi đục chấm mắm cáy
d) Màn trời chiếu đất
e) Chó treo mèo đậy

 

Câu 1.
“Tôi qua A Sao vào cuối mùa xuân. Miền Tây xa xôi đang trải qua những tháng ngày tương đối yên tĩnh sau khi căn cứ địch bị quét khỏi thung lũng. Trong lúc A Pách lúi húi nhóm bếp để làm thêm thức ăn, tôi ngồi tựa nửa người trên võng, hai tay vòng dưới gáy, yên lặng ngắm vẻ đẹp của rừng từng trải rộng chung quanh. Rừng thoáng, nhẹ nhõm, mặt đất sạch quang như có người quét tước, những đám rêu xanh lục trải rộng mịn như nhung, trên đó hơi ẩm kết những hạt cườm tấm mưa bụi mát rượi. Không có gió nhưng rừng tùng vẫn reo mơ hồ, như mạch suối ngầm mùa xuân, như điệu nhạc khèn bát ngát của sơn nhân vắng lại từ núi cao. Tâm hồn tôi tự buông thả trong một trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn. Tôi nhắm mắt để nhìn thấy tỏa ra cái vừng sáng dịu dàng của giấc mơ nhẹ, nghe trong tiếng hát kia của loại tùng bách một điều gì đấy thật xa xôi, như là thuộc về muôn đời. Con chim gõ kiến ấn sĩ vẫn gõ đều nhịp thời gian, tiếng trầm và đục, trên một cây tùng nào đó.”
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Đời rừng trong Ai đã đặt tên cho dòng sông, NXB Kim Đồng, 1999, tr. 30-31).
a. Trong đoạn văn bản trên, tác giả đã kết hợp những phương thức biểu đạt nào?
b. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Không có gió nhưng rừng tùng vẫn reo mơ hồ, như mạch suối ngầm mùa xuân, như điệu nhạc khèn bát ngát của sơn nhân vắng lại từ núi cao.”

 

MUỐI
Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già. Anh ta lúc nào cũng bi quan và phân nàn về mọi khó khăn. Đối với anh, cuộc sống chỉ có những nỗi buồn, vì thế học tập cũng chẳng hứng thú hơn gì.
Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe, rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.
– Con cho thìa muối này hòa vào cốc nước, rồi uống thử đi
Lập tức chàng trai làm theo rồi uống thử, cốc nước mặn chát. Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước.
– Bây giờ con nếm thử nước ở trong hồ đi!
– Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn chút nào – chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.
Người thầy chậm rãi nói:
– Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn nó giống như thìa muối này thôi. Nhưng mỗi người hòa tan nỏ theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước, thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích cho bản thân mình!
(Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2007)
Câu 1. Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong hai câu sau: Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thấy. Nó chẳng hề mặn chút nào – chàng trai nói khi mắc một ít nước dưới hồ và nếm
Câu 2. Từ “đắng chát” trong câu cuối của văn bản cần hiểu như thế nào và được chuyển nghĩa theo phương thức gì?

 

Câu 1 (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(…) Trời tạnh sau một trận mưa dầm dề, cơn mưa đã làm bờ tường bị ướt nhẹp, một chú nhện cố gắng leo lên với cái tổ của nó nhưng nó leo lên rồi lại tụt xuống vì tường quá trơn, dù vậy nó vẫn kiên trì leo lên bởi cái tổ đã bị phá hủy sau cơn mưa.

Người thứ nhất nhìn thấy con nhện liền thở dài một cải rồi nói:

“Cuộc sống của mình há chẳng giống con nhện này sao, cứ bận tới bận lui rút cục chẳng ích gì”

Rồi người đó ngày một trì trệ, mất phương hướng.

Người thứ hai nhìn thấy và nói:

“Con nhện này thật ngốc quá đi, sao không chọn nơi khô ráo mà leo lên?, sau này mình chắc chắn sẽ không thể ngốc như nó được.”

Người đó sau này trở nên rất thông mình và nhanh nhẹn.

Người thứ ba thấy cảm động với hình ảnh kiên trì của chú nhện liền thốt lên:

“ Chú nhện này thật kiên trì, năm sáu lần bị rơi xuống nhưng vẫn kiên trì leo lên, mình mới chỉ có một lần thất bại thôi có gì mà phải nản lòng”

Từ đó người đàn ông này trở nên kiên cường hơn và đã thành công nhờ sự nỗ lực không ngừng của mình..

Cách nhìn nhận về một sự việc của mỗi người đều không giống nhau, có người bi quan, có người lại rất tích cực. Vì thế cuộc sống là màu xanh hi vọng hay là màu xám đầy u ám đều là do chúng ta vẽ nên cả.

  1. a) Đoạn trích trên sử dụng các phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)
  2. b) Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu: Sau này, mình chắc chắn sẽ không thể ngốc như nó được. (0,5 điểm)

 

Câu 1 (2,0 điểm)
a. Kể tên các phép liên kết hình thức đã học.
b. Chỉ ra phép liên kết hình thức trong các đoạn trích dưới đây:
(1) Nhĩ khó nhọc nâng một cánh tay lên khẽ ấy cái bát miến trên tay Liên ra. Anh ngửa mặt như một đứa trẻ để cho thằng Tuấn cầm chiếc khăn bông tẩm nước ấm khẽ lau miệng, cằm và hai bên má cho mình.
(Nguyễn Minh Châu, Bến Quê, Ngữ văn 9, tập hai, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.100- 106)
(2) Múa lân có từ lâu đời và rất thịnh hành ở các tỉnh phía nam. Múa lân diễn ra vào những ngày Tết để chúc năm mới an khang, thịnh vượng. Các đoàn lân có khi đông tới trăm người, họ là thành viên của một câu lạc bộ hay một lò võ trong vùng.
(Hồng Việt, Trò chơi ngày xuân, Ngữ văn 9, tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.264 28)

 

Câu 1 (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

Sóng được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

  1. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
  2. Xác định các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ.
  3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ trong hai câu thơ:

“Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu”.

 

Đọc đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau:

“Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm công việc rất đỗi bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính? Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.”

(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn năm 2012)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định câu chủ đề của đoạn văn? 

Câu 2 (0,5 điểm): Xét về cấu tạo ngữ pháp, các câu: “Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti.” thuộc loại câu nào? 

 

CẬU BÉ VÀ NGƯỜI ĂN XIN

Một cậu bé có nhiều tiến bộ trong học tập nên được bố mẹ cho tiền mua máy nghe nhạc – vật mà cậu ao ước bấy lâu. Đang trên đường đi mua thì cậu gặp một ông lão ăn xin. Cậu ngẫm nghĩ một lúc rồi quyết định lấy tiền thưởng của mình để tặng cho ông lão. Sau đó, cậu trở về nhà với tâm trạng vui vẻ mặc dù cậu không mua được món đồ chơi mơ ước.

(Dẫn theo Sahcs hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2018)

Câu 1 (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2 (0,5 điểm) Tìm thành phần biệt lập trong câu: Một cậu bé có nhiều tiến bộ trong học tập nên được bố mẹ cho tiền mua máy nghe nhạc – vật mà cậu ao ước bấy lâu.

 

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Bà hành khất đến ngõ tôi
Bà tôi cung cúc ra mời vào trong
Lưng còng đỡ lấy lưng còng
Thầm hai tiếng gậy tụng trong nắng chiều.
Nhà nghèo chẳng có bao nhiêu
Gạo còn hai ống chia đều thảo thơm
Nhường khách ngồi chiếc chổi rơm.
Bà ngồi dưới đất mắt buồn ngó xa…
Lá tre rụng xuống sân nhà
Thoảng hương nụ vối…chiều qua….cùng chiều.
(Bà Tôi – Kao Sơn)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ?
Câu 2 (0,5 điểm). Tìm từ đồng nghĩa với từ hành khất.
Câu 3 (0,5 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ thứ ba: Lưng còng đỡ lấy lưng còng

Đáp án

Câu 1 (0,5 điểm): Những từ láy có trong đoạn thơ trên là: trầm ngâm, thầm thì
Câu 2 (1,0 điểm):
– Lời dẫn trực tiếp trong đoạn thơ trên:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi…”
– Chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp:
Cha được con hỏi rằng có thể mượn cho con cánh buồm trắng không, con muốn đi!
Câu 3 (1,0 điểm):
– ý nghĩa của từ “chân trời”: là đường giới hạn của tầm mắt ở nơi xa tít, trông tưởng như bầu trời tiếp xúc với mặt đất hay mặt biển.
– Từ “chân” nói trên được dùng theo nghĩa gốc
Câu 4 (1,5 điểm):
– Câu thơ “Ánh nắng chảy đầy vai” sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Tác dụng của biện pháp tu từ: Gợi tả sinh động hình ảnh ánh nắng hiện hữu như một thứ chất long thành dòng, thành giọt chảy tràn xuống cảnh vật, con người. Giups người đọc hình dùng cảnh hai cha con dắt nhau đi trên bãi biển vào một buổi chiều sáng đẹp trời.

 

Câu 1:
a) Xác định từ láy: Tí tách, khe khẽ
b) Lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích: “Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về ….Từ đấy biết yêu người”

  1. c) Biện pháp tu từ: So sánh
    Tác dụng: Miêu tả khung cảnh buổi chiều nhẹ nhàng như một sợi tơ còn vương đó làm ta khó thể nắm bắt mà chỉ thưởng thức vẻ đẹp của nó mà thôi.

 

Câu 1. (1,0 điểm)
a) Lời dẫn trực tiếp: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!
b) Khởi ngữ: Nói một cách khiêm tốn
c) Hai phép liên kết: lặp từ ngữ “tôi”, “con gái – cô gái”
Phép nối: “còn”
Câu 2. (1,0 điểm).
Trong các tổ hợp từ sau đây, những tổ hợp từ là thành ngữ là:
d) Màn trời chiếu đất
e) Chó treo mèo đậy
– Thành ngữ là:
d) Màn trời chiếu đất: ý nghĩa nói về cảnh sống không nhà không cửa, phải chịu cảnh dãi dầu mưa nắng sống trong cảnh màn trời chiếu đất.
e) Chó treo mèo đậy là một câu thành ngữ của nhân dân ta từ xưa, ý nói chúng ta phải biết cẩn thận, biết cách cất giữ đồ ăn thức uống trước những loài vật nuôi trong nhà. Nhà có chó thì phải treo thức ăn lên trên cao, vì chó không leo trèo lên cao được. Nhà có mèo thì phải dùng thứ gì đó che đậy thức ăn lại, vì mèo thì có thể leo trèo, nên không thể dùng cách treo thức ăn lên cao.

 

Câu 1.
a. Trong đoạn văn bản trên, tác giả đã kết hợp những phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm
b. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Không có gió nhưng rừng tùng vẫn reo mơ hồ, như mạch suối ngầm mùa xuân, như điệu nhạc khèn bát ngát của sơn nhân vắng lại từ núi cao.”
+ Nhân hóa “rừng vẫn reo” nhằm khiến cho câu văn trở nên sinh động hơn, làm cho khu rừng có hồn như một cơ thể sống.
+ So sánh: âm thanh của rừng tùng như mạch suối ngầm…, như điệu nhạc khèn … giúp câu văn trở nên đầy sức sống và vang vẳng âm thanh của thiên nhiên của đất trời, tăng sức gợi hình gợi cảm cho đoạn văn cũng như thể hiện tâm hồn tinh tế của tác giả,

 

Câu 1.
Thành phần biệt lập phụ chú : “– chàng trai nói khi mắc một ít nước dưới hồ và nếm”
Câu 2.
– đắng chát chính là vị của sự trải nghiệm khi cuộc sống bi quan, tự khép mình
– theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ

 

Câu 1

  1. a) Đoạn trích trên sử dụng các phương thức biểu đạt: tự sự, nghị luận
  2. b) Thành phần biệt lập tình thái: chắc chắn

 

  1. Các phép liên kết hình thức đã học là:
    – Phép thế:
    – Phép nối:
    – Phép lặp:
    – Phép liên tưởng:
    ( – Phép nghịch đối)
    b.
    Ở đoạn 1: Phép thế: Anh – Nhĩ
    Ở đoạn 2: Phép lặp: Múa lân

 

Câu 1:

  1. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm Sang thu của tác giả Hữu Thỉnh.
  2. Các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ: dềnh dàng, vội vã
  3. Một biện pháp tu từ trong hai câu thơ: “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu” là: Nhân hóa.

+ Sông dềnh dàng – nghệ thuật nhân hoá + từ láy gợi hình, tả dòng sông trôi chậm -> gợi suy nghĩ trầm tư.

+ Chim vội vã – Nghệ thuật nhân hoá + từ láy gợi cảm -> hơi thu se lạnh khiến lũ chim “vội vã” bay về phương nam tránh rét.

– Hình ảnh đám mây “vắt nửa mình sang thu” – nghệ thuật nhân hoá -> gợi hình dung:

+ Mây mỏng như dải lụa treo trên bầu trời.

+ Ranh giới nửa nghiêng về mùa hạ, nửa nghiêng về mùa thu.

-> Hiệu quả nghệ thuật: Thể hiện cảm xúc say sưa, tâm hồn giao cảm với thiên nhiên.

 

Câu 1. Câu chủ đề: “Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận.”

Câu 2.  Các câu “Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti.” thuộc loại câu rút gọn.

 

Câu 1 (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: Tự sự

Câu 2 (0,5 điểm) Thành phần biệt lập phụ chú – vật mà cậu ao ước bấy lâu.

 

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ: biểu cảm
Câu 2: Từ đồng nghĩa với từ “hành khất” là “ăn mày” hoặc “ăn xin”
Câu 3: Biện pháp tu từ trong câu thơ “Lưng còng đỡ lấy lưng còng” là: (chọn 1 trong 2)
– Điệp ngữ: “lưng còng”
– Hoán dụ => khắc họa chân dung già nua, nhọc nhằn có phần tội nghiệp của hai người bạn già. Từ “lưng còng” được lặp lại, kết hợp với động từ “đỡ” đã tái hiện một hình ảnh đẹp đẽ, cảm động, ấm áp tình người giữa chủ nhà và người hành khất.

Tự học Online

5/5 - (1 bình chọn)