ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT

Nội Dung

Câu 1: Căn cứ vào đâu để khẳng định Văn minh Đại Việt được hình thành trên cơ sở phục hưng và phát triển Văn minh người Việt cổ, tiếp thu và đồng hóa ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc ở phương Bắc và văn hóa Champa ở phía Nam? Nêu đặc điểm, vị trí và xu hướng chuyển hóa của nền văn minh Đại Việt.

  • Giới thiệu về sự hình thành và phát triển văn minh Đại Việt:

  -Văn minh Đại Việt được hình thành song song với quá trình hình thành và phát triển của quốc gia Đại Việt (từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII)

  -Văn minh Đại Việt được hình thành dựa trên cơ sở :

   +Văn minh Văn Lang-Âu Lạc của người Việt cổ được phục hưng và phát triển

   +Ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc ở phương Bắc

   +Ảnh hưởng văn hóa Champa ở phương Nam

  • Căn cứ vào các thành tựu văn hóa của văn minh Đại Việt để khẳng định nền văn minh Đại Việt được hình thành dựa trên 3 yếu tố trên:

  Thành tựu văn hóa kinh tế – vật chất:

   +Về cơ bản giống người Việt cổ, không có sự chuyển biến về chất. Kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp, ăn-ở-mặc-đi lại vẫn đạm bạc giản dị…

   +Nhưng phát triền với quy mô lớn hơn, trình độ kỹ thuật cao hơn. Kỹ thuật đồ sắt đã phổ biến các ngành nghề thủ công và hoạt động buôn bán khá phồn thịnh. 

 Thành tựu văn hóa-xã hội:

   +Thiết chế nhà nước quân chủ chuyên chế, phong kiến quan liêu vẫn tồn tại, bao trùm lên một hệ thống cộng đồng các làng xã cổ truyền. Nhưng phát triển quy củ và hoàn chỉnh hơn từ trung ương đến địa phương.

   Vd: Sau vua, đứng đầu quan văn là Thừa tướng, đứng đầu quan võ là thái úy

– Thành tựu Văn hóa-tinh thần                                          

   +Văn hóa phật giáo: Với các kiến trúc- điêu khắc: chùa tháp, tô tượng đúc đồng, khắc in kinh sách phật. Để lại nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng: chùa Diên Hựu, Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền…

  +Văn hóa nho giáo: Với dòng văn học chữ Hán, các công trình thành quách, cung điện. Các thành tựu tiêu biểu: Văn Miếu Quốc Tử Giám, các tác phẩm văn học như bài thơ Thần Lý Thường Kiệt, “Hịch Tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn. Dựa trên chữ Hán sáng tạo ra chữ Nôm

   +Văn hóa dân gian: Với nền văn học truyền miệng, các trò chơi ca hát, rối nước, đá cầu,… Đồ chạm khắc với nhiều kiểu hoa văn trang trí, đường nét mềm mại, độc đáo… 

  • Đặc điểm văn minh Đại Việt

  -Thể hiện một nền văn hóa phát triển rực rỡ, phong phú, độc đáo

  -Gắn liền với cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước

  -Mang đậm tính dân tộc và dân gian.

  • Vị trí văn minh Đại Việt:

  -Nếu như văn minh Văn Lang – Âu Lạc phác họa và định hình bản sắc truyền thống dân tộc, thì văn minh Đại Việt có vị trí kiện toàn phát triển bản sắc truyền thống dân tộc. Góp phần tạo nên tâm hồn và tính cách Việt.

  1. Xu hướng chuyển hóa

 -Thời Lý-Trần, các dòng văn hóa : Phật giáo, Nho giáo , dân gian phát triển đan xen nhau, hòa nhập vào nhau. Chất kết dính gắn bó ba dòng văn hóa đó là ý thức dân tộc và tinh thần yêu nước.

  -Thời gian sau (thời Lê), cùng với sự phân hóa đẳng cấp xã hội Nho giáo lấn át Phật giáo, trở thành chính thống độc tôn nơi cung đình. Dòng văn hóa cung đình ngày càng xơ cứng, khô cằn kìm hãm tư tưởng và óc sáng tạo của các tác giả. Do đó văn hóa dân gian tách rời văn hóa cung đình đi vào môi trường xóm làng-dân gian.

Câu 2:  Hãy phân tích nghệ thuật khéo léo của Đảng ta trong Cách Mạng Tháng 8/1945.

Nghệ thuật khéo léo của Đảng trong Cách mạng tháng Tám -1945:

– Kịp thời nắm bắt thời cơ cách mạng:

+ Nhật đầu hàng Đồng minh, từ đó Nhật ở Đông Dương nhanh chóng suy yếu, phong kiến hoang mang.

+ Chủ trương Tổng khởi nghĩa nhanh chóng trước khi Đồng minh vào Việt Nam.

-Chủ động, sáng tạo trong đấu tranh:

+ Đảng có sự chuẩn bị kỹ và lâu dài về lực lượng qua ba lần diễn tập (1930; 1936- 1939; 1939-1945).

+ Sau khi Nhật hàng Đồng minh, Đảng nhanh chóng triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng, thành lập Ủy ban khởi nghĩa, ra Quân lệnh số 1:Tổng khởi nghĩa; tiến hành Đại hội Quốc dân, thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc( chính phủ lâm thời).

 + Nhiều địa phương tiến hành đấu tranh giành chính quyền trước khi Lệnh Tổng khởi nghĩa đến, khi thời cơ đến họ nhanh chóng giành chính quyền.

Thành công của Cách mạng Tháng Tám thực chất là kết quả của nhiều yếu tố hợp thành; đặc biệt là của quá trình xây dựng thực lực cách mạng, chuẩn bị về mọi mặt trong suốt 15 năm kể từ khi Đảng ta ra đời năm 1930. Cùng với đường lối cách mạng dân tộc dân chủ đúng đắn, sáng tạo, còn là nghệ thuật chỉ đạo chiến lược tài tình, sắc sảo của Đảng, được thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:

  1. Nghệ thuật chỉ đạo chuẩn bị lực lượng.

– Hội nghị Trung ương 8 đề ra sự chuyển hướng về chỉ đạo chiến lược, hình thức đấu tranh cách mạng và chuẩn bị khởi nghĩa, khẳng định: “Khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn. Đặc biệt, Hội nghị đã quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh),

Ngày 25-10-1941, Tổng bộ công bố Chương trình Việt Minh, gồm 10 điểm, phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân,các đoàn thể cứu quốc phát triển rộng khắp cả Bắc, Trung, Nam tạo thành lực lượng chính trị hùng hậu.=> Đây chính là nét đặc sắc trong nghệ thuật chỉ đạo chuẩn bị lực lượng của Đảng ta.

Ba trung đội Cứu quốc quân (1, 2, 3) lần lượt ra đời để bảo vệ căn cứ địa cách mạng và mở rộng địa bàn.

Ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập sau đó hợp nhất với Cứu quốc quân thành Việt Nam Giải phóng quân.

 Như vậy, quá trình chuẩn bị lực lượng cho Tổng khởi nghĩa, Đảng ta đã bắt đầu từ xây dựng lực lượng chính trị, trên cơ sở đó xây dựng lực lượng bán vũ trang và vũ trang

  1. Nghệ thuật chỉ đạo xây dựng căn cứ địa vững chắc.

Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn Cao Bằng làm căn cứ

 8-1943 nối thông với căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai, tạo thành thế liên hoàn, là cơ sở để tiến tới thành lập Khu Giải phóng Việt Bắc

 04-6-1945. Khu Giải phóng bao gồm 2 căn cứ lớn nằm trên địa bàn 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và một số vùng thuộc phạm vi các tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Yên Bái,… với gần một triệu dân, có các Ủy ban nhân dân do dân bầu, thực thi 10 chính sách lớn của Việt Minh,. Nơi đây cùng với các căn cứ trong cả nước sẽ là hậu phương và bàn đạp cho thế trận Tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ chín muồi

  1. Nghệ thuật nắm thời cơ, tận dụng thời cơ chín muồi để phát động khởi nghĩa.

Nắm chắc tình hình và chớp thời cơ để kịp thời hành động là nhân tố quan trọng bảo đảm chắc thắng, nhưng ít tổn thất.

Tháng 9-1944, khi nhận được tin Liên Tỉnh ủy Cao – Bắc – Lạng chủ trương “Phát động chiến tranh du kích và gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa”, từ biên giới Việt – Trung, Bác Hồ đã chỉ thị dừng lại, nhờ đó tránh được tổn thất và che giấu lực lượng, tiếp tục phát triển để chờ thời cơ chín muồi.

Ngay khi Nhật đảo chính Pháp (09-3-1945), Ban Thường vụ Trung ương Đảng kịp thời ra Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”

. Khi Nhật đầu hàng Đồng minh, đêm 13-8-1945, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc đã ra Quân lệnh số 1, hiệu triệu toàn dân đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Lệnh Tổng khởi nghĩa được phát ra vào lúc thời cơ chín muồi thể hiện nghệ thuật nắm thời cơ, tận dụng thời cơ tài tình của Đảng ta. Vì nếu sớm, sẽ bị lực lượng phát-xít Nhật lúc đó còn mạnh sẽ đàn áp; còn nếu muộn thì càng phức tạp vì đội quân “nhập Việt” của Tưởng đã đóng sát biên giới Việt – Trung

  1. Nghệ thuật tổ chức khởi nghĩa từng phần, tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc.

Khởi nghĩa từng phần được tiến hành rất đa dạng, phong phú, ít tổn thất nhưng giành thắng lợi triệt để.

 Hà Nội là địa phương tiêu biểu về sự chủ động kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao để giành chính quyền. Xuất phát từ cuộc mít tinh chiều 17-8-1945 do Tổng hội viên chức của chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim tổ chức tại quảng trường Nhà hát Lớn, có lực lượng bảo an, cảnh sát giữ gìn trật tự, nhưng Việt Minh đã khéo léo dùng kế “Phản khách vi chủ” (đổi khách thành chủ) để chiếm diễn đàn, tuyên bố đường lối cứu nước của Việt Minh, kêu gọi nhân dân Thành phố ủng hộ Việt Minh, đả đảo chính quyền thân Nhật và tay sai. Dưới sự hướng dẫn của các đội tự vệ chiến đấu, nhân dân nhanh chóng xuống đường tuần hành, biến thành cuộc biểu dương lực lượng cách mạng. Cuộc tuần hành này làm cho quân Nhật và tay sai hoang mang cực độ, Khâm sai Bắc Kỳ Phan Kế Toại lập tức xin từ chức.

Nhận thấy đây là thời điểm thích hợp, nên dù chưa nhận được Quân lệnh số 1, nhưng Ủy ban Quân sự Cách mạng Hà Nội đã mạnh dạn căn cứ vào Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” để quyết định khởi nghĩa vào ngày 19-8 bằng lực lượng quần chúng đông đảo, có các đội tự vệ chiến đấu, đội tuyên truyền xung phong làm nòng cốt. Đến chiều tối cùng ngày, Việt Minh đã làm chủ toàn Thành phố.

 Khởi nghĩa ở Hà Nội thành công đã tiếp sức mạnh để nhân dân và “đạo quân chính trị” Huế, Sài Gòn đứng lên giành chính quyền.

Như vậy, trải qua quá trình đấu tranh chính trị phát triển lên chiến tranh du kích cục bộ, khởi nghĩa từng phần ở một số địa phương, gây dựng Khu Giải phóng làm căn cứ kháng chiến, cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám đã giành thắng lợi trọn vẹn.

Câu 3: Lập bảng so sánh 3 tổ chức cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỷ XX với các nội dung sau.

 – Thời gian hoạt động.

 – Giai cấp lãnh đạo.

 – Lực lượng, mục đích, xu hướng phát triển.

 Qua đó nhận xét vai trò của 3 tổ chức cách mạng đối với cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam đầu thế kỷ XX

Lập bảng so sánh:

Nội dung

Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên

Tân Việt Cách Mạng Đảng

Việt Nam Quốc Dân Đảng

Thời gian

6/1925 – 5/1929

7/1928 – 9/1929

12/1927 – 2/1930

Lãnh đạo

Giai cấp vô sản

Tiểu tư sản yêu nước

Tư sản dân tộc

Lực lượng

Vô sản và tiểu tư sản yêu nước

Tiểu tư sản, công chức, học sinh, sinh viên

Tư sản, tiểu tư sản, công nhân, nông dân, ĐC, binh lính

Mục đích

Truyền bá chủ nghĩa Mac Lenin

Một bộ phận theo khuynh hướng vô sản. Còn một bộ phận theo khuynh hướng dân tộc

Theo chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn, khuynh hướng tư sản dân tộc

Xu hướng phát triển

Theo Cách mạng vô sản

Dân tộc chủ nghĩa và Cách mạng vô sản

Không có đường lối cụ thể, tan rã

Nhận xét:

 Ba tổ chức CM trên đều là những tổ chức yêu nước được ra đời vào những năm 20 của thế kỷ XX. Là sản phẩm tất yếu của những điều kiện lịch sử VN lúc bấy giờ, phản ánh nguyện vọng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Song 3 tổ chức lại đại diện cho 3 tầng lớp khác nhau, phản ánh xu hướng phát triển khác nhau.

 Trong đó, VNCMTN là tiền thân của chính đảng vô sản , có đường lối đúng đăn, do NAQ thành lập và đào tạo, thành phần trong sạch, thu hút đông đảo QCND

TVCMĐ của TTS trí thức, vì không kiên định nên bị phân hoá sang xu hướng CMVS

VNQD Đảng của TSDT, không có đường lối rõ ràng, thành phần phức tạp nên hoàn toàn tan rã với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Giai cấp TSDT không thể là giai cấp lãnh đạo CMVN.

Câu 4: Trình bày chính sách của chính quyền Ngô Đình Diệm với phật giáo ở Miền nam Việt Nam trên các lĩnh vực: TT, CT, VH, GD…?

Tình hình miền nam Việt Nam và chính quyền cộng hòa:

  • Trước nguy cơ thất bại của Pháp ở Đong Dương, Mỹ ngày càng can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Sau thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ 7/5/1954, Mỹ tăng cường thế lực thay chân Pháp ở Đông Dương. Và nhân vật mà Mỹ chọn làm tay sai là Ngô Đình Diệm. Một người Việt Nam thực sự, có tư tưởng chống Pháp, chống cộng, có kinh nghiệm làm quan trong thời kỳ thuộc địa và là người theo đạo thiên chúa.
  • Thực hiện chủ trương của Mỹ, ngay sau khi vừa được Mỹ đưa về làm Thủ tướng bù nhìn ở miền Nam, Ngô Đình Diệm từ chối hiệp thương tổng tuyển cử, từ chối việc tái lập quan hệ bình thường giữa hai miền Nam-Bắc, tổ chức tuyển cử riêng rẽ, bầu cử Quốc hội Lập hiến, ban hành Hiến pháp (26-10-1956)… Mặt khác, chính quyền Ngô Đình Diệm ra sức khủng bố những người tán thành hòa bình, những người tham gia kháng chiến và những người đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Geneve (1954).
  • Dưới chiêu bài “chống cộng”, coi chống cộng là quốc sách, Ngô đình diệm đã kiện toàn bộ máy nhà nước. Ban hành các điều lệ phát xít, ngăn cảng quyền tự do báo chí, đặt những người cộng sản ra ngoài vong pháp luật…nhằm chống lại khát vọng hòa bình, thống nhất đất nước của nhân dân miền nam. Làm bùng lên nhiều phong trào đấu tranh cánh mạng của nhân dân miền nam.
  1. Về tư tưởng – chính trị

Về mặt tư tưởng

  • Nội dung:

Hệ tư tưởng của Ngô Đình Diệm là chủ nghĩa nhân vị mà Ngô Đình Nhu là kẻ chủ xướng. Chủ nghĩa nhân vị có chủ trương: “ Nhân vị ở trên gia đình, ở trên các đoàn thể, ở trên quốc gia và trên cả chủ quyền quốc gia, những việc ấy trước hết phải nhằm vào sự nảy nở nhân vị chứ không phải đè bẹp nó”. Theo Ngô Đình Nhu, chỉ có chủ nghĩa Nhân vị mới bài trừ được lạc hậu và đẩy lùi được chủ nghĩa mác-xít.

  • Hình thức và thủ đoạn lan truyền:

Từ năm 1956, chủ nghĩa nhân vị được các linh mục giảng dạy tại Đại học Văn khoa Sài Gòn và tiếp theo Ngô Đình Diệm cho thành lập trung tâm huấn luyện nhân vị Vĩnh Long. Ban Giám đốc và Ban Giảng huấn đều là các linh mục hoặc là các tín đồ Thiên Chúa giáo, đặt dưới quyền quản lí trực tiếp của Ngô Đình Thục

Chính quyền đã dùng nhiều cách thức thủ đoạn để ép người dân bỏ tôn giáo của mình để theo Thiên Chúa giáo: Phật giáo bị đã kích mạnh, xuyên tạc đạo Phật, nếu  dọa nạt, đánh đập vô cớ, bắt bớ người dân phải kí đơn qua Thiên Chúa giáo, ghép vào tội tình nghi, bắt học tập, thu giấy căn cước và thẻ chúng minh của Phật giáo

Về mặt chính trị

  • Bộ máy hành chính

Trên nền tảng của chủ nghĩa nhân vị, gia đình họ Ngô đẩy mạnh việc xây dựng đảng Cần Lao nhân vị nhằm làm đội quân chủ lực cho chế độ.

Năm 1957, Đảng Cần lao nhân vị biến thành Đảng “Cần lao Thiên Chúa Giao

Bộ máy cai trị của “Nhà nước Diệm” thể hiện chính sách “giáo trị” một chiều hết sức cao độ. Ở trung ương, quyền lực tối cao nằm trong tay anh em gia đình họ Ngô. Chủ tịch quốc hội luôn nằm trong tay một dân biểu Cần lao Thiên Chúa giáo. Song để đánh lừa dư luận quốc tế rằn nhà nước trung ương của nền “Đệ nhất cộng hòa” là một “nhà nước nhân dân”, chính quyền Ngô Đình Diệm vẫn để cho một số viên chức không cùng tín ngưỡng tham gia nội các.

Ở tỉnh miền Trung, đến đầu năm 1963, hầu hết các tỉnh trưởng, thị trưởng hầu hết đều nằm trong tay những người Cần lao Thiên Chúa giáo, trừ tỉnh trưởng Thừa Thiên, tỉnh trưởng Phú Yên và thị trưởng Đà Lạt. Sau khi phong trào Phật giáo miền Nam bùng nổ, các tỉnh trưởng này đều bị cách chức và thay thế bởi những người Cần lao Thiên Chúa giáo.

Ở địa bàn thôn xã, chính quyền Ngô Đình Diệm bãi bỏ các hội đòng dân cư thay vào đó bằng hình thức “chỉ định”.

 Phật giáo là đối tượng bị chính quyền Ngô Đình Diệm Ngược đãi và tấn công. “Ngay cả một xã gồm ba hay bốn làng đi nữa, nếu chỉ có một người Thiên Chúa giáo thì người ấy vẫn cầm đầu hoặc thực sự khống chế”.

Khi phong trào Phật giáo miền Nam 1963 bùng nổ, gần một triệu dân công giáo từ Bắc vào, tỉ lệ người theo công giáo vẫn chỉ là 10%, nhưng chỉ 1 thời gian rất ngắn mọi chức vụ lãnh đạo quốc gia đều nằm  trong tay người công giáo

  • Tổ chức quân đội

Trong quân đội, chính sách kì thị Phật giáo càng thể hiện rõ nét. Quân đội Diệm xây dựng theo nguyên tắc 3Đ (Đảng, Đạo, Địa phương). Với nguyên tắc này, việc bổ nhiệm vào các chức vụ quan trọng trong quân đội thường được nhắm vào tiêu chuẩn: Có chân trong đảng Cần lao, có đạo công giáo.

Từ năm 1957, Diệm thành lập “Liên đoàn sĩ quan Thiên Chúa giáo” khu Sài Gòn, nhằm tập hợp lực lượng Thiên Chúa giáo trong quân đội để làm nòng cốt,. Do vậy, dù binh lính trong quân dội Diệm đa số là tín đồ Phật giáo, nhưng sĩ quan chỉ huy phần lớn là tín đồ Thiên Chúa Giáo.

Các sĩ quan người công giáo nắm giữ các chức vụ quan trọng và được thăng chức nhanh chóng. Còn sĩ quan Phật giáo thì rất ít và khó được thăng cấp,

Các tư lệnh tiểu đoàn Thiên Chúa giáo trong quân đội miền Nam được trang bị vũ khí hạng nặng và đầy đủ hơn là những người không phải Thiên Chúa giáo.

Nổi bật nhất trong chính sách kì thị Phật giáo trong quân đội là việc chính quyền Ngô Đình Diệm cho thi hành “chế độ tuyên úy”, gồm có “tuyên úy Thiên Chúa giáo” và “tuyên úy Tin lành”,

Ngô Đình Diệm còn thực hiện chính sách ưu tiên cho một thứ quân đội, gọi là “quân đội Cần lao”.

Tại nông thôn, Diệm cho thành lập những quân đội Thiên chúa giáo, đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của các linh mục. các linh mục được trang bị vũ khí Hoa Kỳ và một phần được các cố vấn Mỹ huấn luyện.

  1. Về kinh tế – xã hội

Xã hội

Ngay từ khi chính quyền Ngô Đình Diệm vừa được thành lập, chính sách kỳ thị Phật giáo, độc tôn Thiên Chúa giáo đã được đem ra thực hiện.

Việc cưỡng ép và dụ dỗ tín đồ Thiên Chúa giáo di cư vào Nam của Mỹ- Diệm nhằm nhiều mục đích khách nhau : Chính trị, quân sự, kinh tế. Để đạt được mục đích trên đây, chính quyền Ngô Đình Diệm dành cho tín đồ Thiên Chúa giáo di cư nhiều ưu tiên so với người Phật giáo di cư

 Trong khi đó, những người Phật giáo bị kỳ thị đến nổi, xuống tàu nhỏ còn bị đuổi lui, trên đường đi họ bị ngược đãi, hất hủi, có người bị đuổi trỏ lại…họ bị đuổi khỏi đoàn di cư, bị tướt, bị cắt mọi phương tiện di chuyển và cả sự tiếp tế tối thiểu nhất, nên nhìu người buộc phải giả làm người công giáo mới đi đk đến nơi đến chốn.

Sự phân biệt giữa các tín đồ thiên chúa di cư và tín đồ phật giáo di cư được chính quyền Ngô Đình Diệm tạo ra trong quá trình định cư lập nghiệp của những người di cư.

 Trong vấn đề di dân, chính sách kì thị Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm thể hiện khá rõ nét qua việc thành lập các “khu dinh điền”,”khu trù mật”. Theo cách nói của chính quyền Ngô Đình Diệm, “quốc sách kinh điền” hay “khu trù mật” nhằm khai khẩn đất đai, giúp người nghèo có điều kiện sinh sống. Tuy nhiên, trên thực tế, đối tượng bị cưỡng bức di dân chủ yêu là tín đồ Phật giáo.

Để cưỡng bức họ thi hành quyết định, nạn nhân thường bị thu thẻ kiểm tra, bị tống giam hoặc bị gán tội tình nghi chính trị, Trong trường hợp đó, nạn nhân chỉ có một lối thoát duy nhất đó là theo Thiên Chúa giáo. Nếu nạn nhân nhất quyết không làm vậy thì đành “nghiến răng, ngậm nước mắt mà đập nhà bán ruộng, bồng con tróng chó ra di và trờ thành tù nhân suốt đường đi cũng như vĩnh viễn tại nơi họ bị đưa đến”.

  1. Về văn hóa – giáo dục

Trên lãnh vực văn hoá giáo dục, chính sách ký thị Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm (NĐD) cũng thể hiện rất đậm nét. Trước hết, trong việc trùng tu, xây dựng Nhà thờ, tượng Chúa, chính quyền NĐD đã dành cho Thiên chúa giáo (TCG) nhiều đặc quyền.  Nổi bật nhất là việc chính quyền NĐD cho trùng tu và xây dựng Nhà thờ Đức Mẹ La Vang ở Quảng Trị. Ngô Đình Thục đã từng gọi Nhà thờ này là “tiền đồn tinh thần của quốc gia” và đã vận động nâng nó lên hàng Vương cung Thánh đường.

Còn đối với phật giáo: Mới lên nắm chính quyền, NĐD đã tìm cách gây trở ngại đối với Phật giáo trong việc tổ chức hành lễ. Nổi bật nhất là việc NĐD huỷ bỏ ngày nghỉ lễ Phật đản của công chức và binh sĩ. Có trường hợp, chính quyền NĐD viện lý do an ninh để ngăn cấm những hoạt động tôn giáo của Phật giáo.

Chính sách lợi dụng TCG, đàn áp Phật giáo của chính quyền NĐD cũng xâm nhập sâu trong lãnh vực học đường. Diệm dành cho Giáo hội TCG quyền chi phối các trường (kể cả các trường không phải là của TCG) về mặt tinh thần. Miền Nam dưới chính quyền NĐD có 3 Viện Đại học mà các Viện trưởng đều là linh mục: Linh mục Cao Văn Chiểu ở Viện Đại học Sài Gòn, Linh mục Cao Văn Luận ở Viện Đại học Huế, Linh mục Nguyễn Văn Lập ở Viện Đại học TCG Đà Lạt. Hầu hết giáo sư Triết học đều là những linh mục hoặc tín đồ TCG.

Phần lớn các học bổng đi học nước ngoài đều rơi vào tay các linh mục hoặc sinh viên TCG. Cách tuyển chọn thầy giáo cũng như cách đánh giá kết quả học tập của học sinh đều có chủ ý dựa trên ý thức hệ TCG.

Câu 5: Lập bảng thống kê một số sự kiện trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ 3/2/1930 đến 7/5/1954. Từ những sự kiện lịch sử trên, hãy xát định những mốc lịch sử quan trọng và làm rõ sự kiến ấy có ý nghĩa đánh dấu một quá trình phát triển của CMVN?

 

STT

Thời Gian

Sự Kiện

Nội Dung Chính

1

03/02/1930

Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam .

 

Diễn ra từ ngày 6/1-8/2/1930 tại Cửu Long (Hong Kong, Trung Quốc). Người chủ trì Hội nghị là Nguyễn Ái Quốc, với chức vụ là phái viên của Quốc tế Cộng sản.

Hội nghị là sự hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản trong Việt Nam và Đông Dương, Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.

Hội nghị với sự tham gia của 2 đại diện An Nam Cộng sản Đảng, 2 đại diện Đông Dương Cộng sản Đảng. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không kịp cử đại diện tham dự. Tổng số Đảng viên là 211 người

2

12/09/1930

Đỉnh cao phong trào 1930- 1931 Xô viết- Nghệ tĩnh.

Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao cao trào cách mạng năm 1930 – 1931 ở nước ta, được mở đầu bằng cuộc biểu tình kỷ niệm ngày quốc tế lãnh đạo 1/5/1930 tại ngã ba Bến Thuỷ, thành phố Vinh của công nhân nhà máy Trường Thi, diêm Bến Thuỷ và nông dân cả huyện Hưng Yên, Nghi Lộc, Thanh Chương. Giặc Pháp và tay sai đã đàn áp dã man những cuộc xuống đường này.

 

3

19/05/1941

Mặt trận Việt Minh ra đời

Ngày 19-5-1941, Mặt trận Việt Minh đã ra đời thay cho Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương và đặt ra nhiệm vụ giúp đỡ các dân tộc Lào và Campuchia thành lập mặt trận của mình.Sự ra đời của MTVM là yếu tố tất yếu ngay lúc này để giải quyết các vấn đề của nước ta trong giai đoạn này.

4

07/05/1944

Tổng bộ Việt Minh kêu gọi nhân dân sắm vũ khí đuổi thù chung”

Giữa năm 1944, tình hình thế giới và nước ta chuyển biến mau lẹ có lợi cho cách mạng. Căn cứ vào đó, ngày 7-5-1944 Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị cho các cấp sửa soạn khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân “Sắm vũ khí đuổi thù chung”. Tháng 10-1944, Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào toàn quốc nêu rõ: “phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt … Cơ hội cho 1 dân tộc ta chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp, ta phải làm nhanh”.

5

22/12/1944

Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập

Đội được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng nằm giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám (nay thuộc tỉnh Cao Bằng). Quân số ban đầu được chia thành 3 tiểu đội, trong đó Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung; Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng. Vũ khí ban đầu có 2 súng thập (súng ngắn 10 viên), 17 súng trường, 14 mã tấu.

Sau khi thành lập đội đã đánh thắng hai trận đầu tiên ở Phai Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng). Sau 2 trận này, quân số tăng lên thành đại đội, Hoàng Sâm làm đại đội trưởng, còn Xích Thắng làm chính trị viên.

Sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chia thành nhiều mũi để phân bố lực lượng. Ngày 15 tháng 5 năm 1945, tại Chợ Chu, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân hợp nhất với Cứu quốc quân và một số đơn vị du kích thành lực lượng quân sự thống nhất, lấy tên là Việt Nam Giải phóng quân.

6

12/03/1945

Ban chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”

Nhận thấy trước mâu thuẫn Nhật – Pháp tất yếu sẽ dẫn đến hành động quyết liệt hất cẳng nhau và căn cứ vào thái độ chuẩn bị đảo chính của phát xít Nhật, tối ngày 9-3-1945, Ban Thường vụ mở rộng của Trung ương Đảng được triệu tập khẩn cấp họp tại Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) dưới sự chủ tọa của Tổng Bí thư Trường Chinh. Hội nghị đã theo giõi chặc chẽ những diễn biến của tình hình và nhận định rằng sự kiện Nhật đảo chính Pháp đã đặt Đông Dương vào một cuộc khủng hỏang chính trị sâu sắc, tạo những điều kiện làm chín mùi nhanh chóng thời cơ cách mạng ở Đông Dương, đặt Đông Dương vào thời kỳ “Tiền khởi nghĩa” và nhiệm vụ của Đảng lúc này là phát động cao trào kháng Nhật cứu nước, lãnh đạo toàn dân gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền khi cơ hội đến. Hội nghị xác định: “Sau cuộc đảo chính này, đế quốc phát xít Nhật là kẻ thù chính – kẻ thù cụ thể, trước mắt duy nhất của nhân dân Đông Dương”, khẩu hiệu hành động lúc này là “Đánh đuổi phát xít Nhật” và đề ra mục tiêu “Thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân”. Hội nghị cũng đề ra nhiều vấn đề cụ thể, các hình thức đấu tranh nhằm phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa và khẳng định tinh thần dựa vào sức mình là chính. Toàn bộ những nội dung cơ bản của Hội nghị đã được phản ánh trong văn kiện lịch sử Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, đề ngày 12-3-1945.

7

13/08/1945

Hội nghị toàn quốc của Đảng khai mạc tại Tân Trào (Tuyên Quang)

Ngày 13-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương chính thức khai mạc tại Tân Trào (Tuyên Quang). Tham dự Hội nghị có đủ đại biểu các Đảng bộ Bắc, Trung, Nam và một số đại biểu hoạt động ở nước ngoài.

Hội nghị nhận định các điều kiện khách quan, chủ quan đã chín muồi để khởi nghĩa nổ ra và thắng lợi; cơ hội rất tốt cho ta giành quyền độc lập đã tới. Hội nghị quyết định: Đảng phải kịp thời nắm thời cơ phát động và lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng Minh kéo vào.

3 nguyên tắc để bảo đảm lãnh đạo Tổng khởi nghĩa thắng lợi được Hội nghị để ra là: Tập trung lực lượng vào việc chính; thống nhất về mọi phương diện quân sự, chính trị, hành động và chỉ huy; kịp thời hành động, không bỏ lỡ cơ hội. Hội nghị nhấn mạnh: Phải “tập trung lực lượng vào những chỗ cần thiết để đánh”, “đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể thành phố hay  hôn quê”.

Hội nghị còn quyết định chủ trương đối nội và đối ngoại sau khi Tổng khởi nghĩa thắng lợi

8

16/08/1945

Đại hội quốc dân khai mạc tại Tân Trào (Tuyên Quang)

 

Từ ngày 16 đến 17-8-1945, Quốc dân Đại hội họp ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng và Tổng bộ Việt Minh, bầu ra Ủy  ban Dân tộc giải phóng do Bác Hồ làm Chủ tịch. Ban Thường trực của Ủy ban Dân tộc giải phóng gồm 5 người: Hồ Chí Minh, Trần Huy Liệu, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Lương Bằng và Dương Đức Hiền.

Ngay sau khi Quốc dân Đại hội bế mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi nhân dân Tổng khởi nghĩa: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy, đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Dưới ngọn cờ của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta từ Bắc chí Nam, từ miền ngược đến miền xuôi nhất tề đứng lên Tổng khởi nghĩa.

9

19/08/1945

Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội kết thúc thắng lợi

Ngày 19-8-1945, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, đã mở đầu cho công cuộc kháng chiến giải phóng các tỉnh tiếp theo

10

02/09/1945

Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập

Buổi trưa ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội, trong cuộc mitting của trên 50vạn nhân dân Hà Nội và vùng lân cận chào mừng chính phủ, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt chính phủ lâm thời đọc bản tuyên ngôn độc lập tuyên bố với nhân dân Việt Nam và thế giới rằng: nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra đời. Bản tuyên ngôn độc lập khẳng định:

“Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng. Dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do… Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập! …. Nước Việt Nam có quyền đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.”

“ Bản tuyên ngôn độc lập là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ và bao nhiêu tính mạng đã hy sinh của những người con anh dũng của Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung, trên những hải đảo xa xôi, trên những máy chém, trên chiến trường. Bản tuyên ngôn độc lập là kết quả của bao nhiêu hy vọng gắng sức và tin tưởng của hơn 20 triệu nhân dân Việt Nam” (Trần Dân Tiên – những mẩu chuyện về đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh).

è Ngày 2/9 trở thành ngày quốc khánh của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

11

19/12/1946

Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc lời kêu gọi “toàn quốc kháng chiến”

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, do Hồ Chí Minh soạn thảo, là lời phát động cuộc kháng chiến chống Pháp vào cuối năm 1946, sau khi những nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với Pháp, vào giữa năm 1946, để công nhận một nước Việt Nam độc lập, không thành công. Lời kêu gọi này được phát ra vào sáng ngày 20 tháng 12 năm 1946. Đêm hôm trước – ngày 19 tháng 12, khi chiến sự bùng nổ – là ngày Toàn quốc kháng chiến.

12

07/05/1954

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Ngày 7/5/1954 , những trận pháo kích của bộ đội ta nhắm thẳng vào sở chỉ huy địch. Tướng Đờ-cat-tơ-ri và toàn bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm của địch bị bắt sống. Gần 1 vạn quân địch nhảy ra khỏi hầm xin hàng. Đêm đó ta tấn công bắt sống toàn bộ quân địch ở phân khu Nam.

Sau 56 ngày đêm chiến đấu cực kỳ anh dũng, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Ta tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, kho xăng, đạn dược, quân trang quân dụng.

Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống Pháp xâm lược. “Đã được ghi vào lịch sử như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa ở thế kỷ 20 và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc” (Lê Duẩn)

 

Những mốc lịch sử quan trọng: gồm 3 mốc

3-2-1930: DCSVN ra đời

2-9-1945: Nước VNDCCH ra đời

7-5-1954: Chiến tháng ĐBP kết thúc kháng chiến chống Pháp.

Ý nghĩa lịch sử mỗi mốc

  1. 3-2-1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời

thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam :

-Sự ra đời ĐCSVN tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, chính trị và hành động của phong trào cách mạng cả nước, hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

-Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Marx-Lenin đối với cách mạng Việt Nam.

– Đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta.

– Đây cũng là điều kiện cơ bản quyết định phương hướng phát triển, bước đi của cách mạng Việt Nam trong suốt 85 năm qua.

è Sự ra đời của ĐCSVN là cơ sở cho thắng lợi cho CMT8 sau này..

Mốc thứ hai :2-9-1945
Trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam .Ngày chủ tịch HCM đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước VNDCCH.Do đó mang tầm ý nghĩa quan trọng:

Đối với dân tộc

– Cách mạng tháng Tám mở ra bước ngoặt mới trong lịch sử dân tộc. Nó đã đập tan xiềng xích nô lệ của Pháp – Nhật và lật nhào chế độ phong kiến, khai sinh nước VNDCCH, nhà nước do nhân dân làm chủ..

– Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc – kỉ nguyên độc lập tự do , giải phóng dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

– Đưa Đảng cộng sản Đông Dương trở thành một Đảng cầm quyền ….

Đối với quốc tế

– Góp phần chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới lần II.

– Chọc thủng khâu yếu nhất của trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm suy yếu chúng.

– Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới.

Mốc thứ ba: 7-5-1954 Chiến dịch Điên Biên Phủ.

– Thắng lợi Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava.

– Giáng đòn quyết định vào tham vọng xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.
– Chấm dứt chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị thực dân của Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước ta. Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

– Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.

Câu 7: Anh (chị) hãy trình bày những cống hiến của Phong trào Tây Sơn (1771-1786).

   Phong trào nông dân Tây Sơn đã xóa bỏ nền thống trị của chúa Nguyễn ở Đàng trong, chúa Trịnh ở Đàng ngoài chấm dứt tình trạng cát cứ phong kiến mở đường cho quá trình thống nhất đất nước sau nhiều thời kỳ bị chia cắt, điều này đưa pk nông dân Tây sơn từ một cuộc khởi nghĩa nông dân giống như bao cuộc khởi nghĩa nông đân khác trở thành một cuộc chiến tranh nông dân lan rộng trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ đàng trong và đàng ngoài. Nếu xét về quy mô, lực lượng tham gia trong lịch sử dân tộc chưa có một cuộc khởi nghĩa nông dân nào có quy mô lớn và lượng người tham gia đông nhu Tây Sơn.

    Bằng thiên tài quân sự của mình thì Nguyễn Huệ và anh em Tây Sơn đã đưa cuộc khởi nghĩa nông dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong khoảngmột thời gian rất ngắn. Những thắng lợi đó đã khẳng định sức mạnh của giai cấp nông dân và cuộc chiến tranh nông dân của nước ta ở thế kỷ XVIII.

    Trong một khoảng thời gian ngắn, anh em Tây Sơn và cả dân tộc đã lập nên 2 chiến thắng hiển hách: chiến thắng Rạch Gầm -Xoài Mút chôn vùi 5 vạn quân Xiêm, 2-3 vạn quân Nguyễn Ánh: chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa trong mùa xuân Kỷ Dậu đẫ chôn vùi 29 vạn quân Thanh cùng bè lũ Lê Chiêu Thống. Cả hai chiến thắng này có vị trí và ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với lịch sử dân tộ, .quét sạch ngoại xâm, nội phản, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền của dân tộc, đưa nghệ thuật quân sự Việt Nam đạt tới đỉnh cao.

    Là sự tiếp nối truyền thống chống ngoại xâm bất khuất của toàn thể quốc gia dân tộc với những chiến thắng đó đứng đầu Bắc Bình Vương đã đưa lịch sử dân tộc bước sang một giai đoạn mới sau chiến thắng oanh liệt trong mùa xuân Kỉ Dậu 1789 Hoàng đế Quang Trung bắt tay xây dựng đất nước. Ông có hoàng loạt chính sách tiến bộ táo bạo tác động trực tiếp tới đời sống vật chất, tinh thần của người dân như: quyết định tành lập Viện sùng chính giao cho La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp cùng các đồng sự biên soạn biên dịch sách chữ Nôm với khát vọng thay thế chữ Hán, chuẩn bị cho sự hưng thịnh của nền giáo dục khoa cử mới.

    Ông cho rằng làm thẻ ghi tên các đinh để quản lí nhân khẩu ở làng xã và dễ dàng huy động lực lượng quân đội khi cần thiết khuyến khích các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển. Đời sống của nhân dân có những thay đổi hết sức quan trọng. Đáng tiếc năm 1792 Hoàng đế Quang Trung đột ngột qua đời cơ nghiệp nhà Tây Sơn vùa mới được xây dựng đã thiếu người chống đỡ. Quốc Toản nối ngôi cha nhưng không đủ tài năng nối nghiệp cha.

Câu 8: Hãy so sánh phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam qua các giai đoạn 1919-1925 và 1926-1929

1919–1925

– 1920, công nhân Sài Gòn-Chợ Lớn thành lập công hội do Tôn Đức Thắng đứng đầu.

– 1922, công nhân viên chức Bắc kỳ đòi nghỉ ngày chủ nhật có trả lương.

– 1924, công nhân các nhà máy dệt, xay gạo ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương đấu tranh.

– 8/1925, công nhân thợ máy xưởng Ba Son bãi công ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc.

Nhận xét:

-Nhìn chung phong trào công nhân trong thời kỳ này còn mang nặng tính tự phát, lẻ tẻ, quy mô nhỏ, chưa có Sự phối hợp với nhau.

– Mục tiêu đấu tranh còn nặng về KT, chưa có tổ chức & lãnh đạo, chứng tỏ trình độ giác ngộ còn thấp. Tuy Vậy, phong trào công nhân cũng đã giữ một Vị trí quan trọng trong phong trào yêu nước.

 – Riêng cuộc bãi công của công nhân Ba Son không chỉ thề hiện mục tiêu kinh tế mà còn thể hiện tinh thần quốc tế vô sản với anh em Trung Quốc.

– Đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân VN, chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác.

1926-1929

– Trong 2 năm 1926-1927, đã liên tiếp bùng nổ nhiều cuộc bãi công của công nhân Viên chức, học sinh. Tiêu biểu là bãi công của 1.000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, 500 công nhân đồn điền cao su Cam Tiêm, công nhân đồn điền cà phê Rayna, đồn điền cao su Phú Riềng.

– Trong 2 năm 1928-1929, có 40 cuộc đấu tranh nổ ra từ Bắc tới Nam, lớn nhất là các cuộc bãi công ở nhà máy Xi măng, nhà máy sợi Hải phòng, Nam Định, nhà máy diêm cưa Bến Thủy & nhà máy xe lửa Trường Thi, nhà máy sửa chữa ô tô AVia Hà Nội, mỏ than Hòn Gai, nhà máy Ba Son, đồn điền Phú Riềng.

Nhận xét:

– Các cuộc đấu tranh của công nhân mang tính chất chính trị, bước đầu liên kết nhiều ngành, nhiều địa phương.

– Trình độ của g/ccn đã nâng lên rõ rệt. G/c công nhân đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập.

– Các cuộc đầu tranh có sự lãnh đạo & phối hợp khá chặt chẽ.

– Khẩu hiệu đấu tranh ngày càng nâng dần lên: từ đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế chuyển sang đấu tranh đòi quyền lợi chính trị.

Câu 9: Ý thức về biển đảo của các vị vua triều Nguyễn và nhận thức về biển đảo hiện nay.

Dưới thời Nguyễn, khu vực biển, đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam đã được xác lập từ bắc chí nam, tương đương với khu vực biển, đảo của chúng ta hiện nay, đó là vùng biển từ Quảng Yên (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) với các đảo ven bờ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa, Trường Sa.

  • Ý thức về biển đảo của các vị vua triều Nguyễn được thể hiện rõ qua các chứng cứ cụ thể mà vẫn được lưu giữ cho đến ngày hôm nay. Đó là: Cửu Đỉnh, Châu bảng triều Nguyễn và bản đồ nước ta từ triều Nguyễn.
  • Cửu Đỉnh: Năm Minh Mạng thứ 17 (1863) người ta đúc song 9 cái đỉnh đồng. Vua Minh Mạng cho tuyển chọn những người tài khắp cả nước tập trung về kinh đô, lấy hình tượng mặt trời, mặt trăng, gió, mưa, sấm chớp, các chòm sao trong vũ trụ, với hàng trăm dòng sông, ngọn núi, cửa biển, cửa quan, các loại sản vật, thuyền xe, vũ khí… được xem là quý hiếm, báu vật của đất nước lúc bấy giờ.

Trong 9 đỉnh và 153 hình ảnh có 3 đỉnh vua Minh Mạng cho khắc hình tượng về biển để thể hiện bao quát về biển đảo Đại Việt. Ông đã cho khắc 3 vùng biển của Tổ quốc ta lên 3 đỉnh: Biển Đông ở Cao đỉnh; biển Nam ở Nhân Đỉnh và biển Tây ở Chương đỉnh, là 3 cái đỉnh to cao nhất và quan trọng nhất.  

Biển Đông được khắc trên Cao Đỉnh, là cái đỉnh lớn nhất trong 9 đỉnh, nặng 2,604 tấn, chiều cao (cả chân) 2,49m, đường kính thân 1,61m. Đỉnh đặt ở chính giữa, đứng riêng, tượng trưng cho sự vĩ đại. Đông Hải (Biển Đông) là tên gọi từ ngàn năm nay để chỉ vùng biển nằm phía Đông, thuộc chủ quyền của Việt Nam.Trong biển Đông có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Biển Đông là kho tài nguyên vô tận của nước ta. Từ thuở Hồng Bàng khai quốc, người Việt đã biết tiến ra làm chủ biển Đông.

Hình ảnh Nam Hải (vùng biển Nam) khắc ở Nhân đỉnh, tượng trưng cho lòng Nhân ái (thụy của vua Minh Mạng là Thánh tổ Nhân Hoàng đế). Trong vùng biển này có nhiều hòn đảo như Đại Kim, Mảnh Hảo, Nội Trức, Phú Quốc, Thổ Châu, Côn Đảo… tiếp giáp với hải phận của các nước Malaysia, Indonesia…

Tây Hải (biển phía Tây) được khắc trên Chương đỉnh, tượng trưng cho ánh sáng, đồng thời thụy của vua Thiệu Trị là Thánh tổ Chương Hoàng đế. Đây là vùng biển giáp với vịnh Thái Lan.

Cửu đỉnh là một bộ “Đại Nam nhất thống chí” bằng hình ảnh vô cùng độc đáo và hoành tráng, được đúc khắc bằng nghệ thuật đúc đồng điêu luyện của người thợ Việt Nam. Đây là một Tượng đài văn hóa Việt trường tồn vĩnh viễn.

Qua 3 hình ảnh biển Đông, biển Nam và biển Tây được khắc lên Cửu đỉnh từ năm 1836, chứng tỏ thời Chúa Nguyễn, Vua Nguyễn, chủ quyền biển đảo đã được quan tâm quản lý rất chặt chẽ.

  • Châu Bảng triều Nguyễn:

Châu bản triều Nguyễn  là tài liệu văn thư lưu trữ của vương triều Nguyễn (từ 1802 đến 1945) gồm 734 tập, đã được nhà vua “Ngự phê” hay “Ngự lãm”. Đây là những tài liệu hành chính tồn tại dưới dạng bản gốc. Theo cách biểu hiện này, đó là bản có giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành cao nhất, giá trị thông tin mang tính chân thực lịch sử nhất.

Trong Châu Bảng Triều Nguyễn đã xác định rõ ràng về vấn của 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo đó trong bản đồ của các nhà nước phong kiến Việt Nam từ thời Hồng Đức ( Hậu Lê) đến bản đồ của các nhà hàng hải Phương Tây từ thế kỷ XVI đến th XVIII đều vẽ chung quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa làm một dưới tên gọi Pracel. Các bản đồ này đều xác định vị trí khu vực Pracel là ở giữa biển Đông, phía Đông Việt Nam, bên ngoài những đảo ven bờ của Việt Nam. Đến những năm 1787-1788, đoàn khảo sát Kergariou – Locmaria (Pháp) mới xác định chính xác vị trí của Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa ở phía Nam như hiện nay.Vì vậy, trong Châu bản triều Nguyễn, đại danh Hoàng Sa tức Pracel dùng để chỉ Hoàng Sa và cả Trường Sa.

Những Châu bản có nội dung tổ chức thực thi chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1830 – 1847, tập trung nhiều vào triều vua Minh Mệnh, Thiệu Trị. Từ nội dung các châu bản cho thấy hoạt động điều hành bộ máy của các cấp chính quyền phong kiến triều Nguyễn khi thực thi chủ quyền của nhà nước ở Hoàng Sa và Trường Sa. Những hoạt động đó rõ ràng, chi tiết đến từng vấn đề giải quyết hay xử lý của từng cấp chính quyền với những chức danh quản lý cụ thể.

  • Bản đồ thể hiện chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ triều Nguyễn.

 Chủ quyền biển đảo của Việt Nam biểu hiện thông qua hệ thống bản đồ cổ Việt Nam.

Một trong những chứng cứ lịch sử chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên biển đảo là những tấm bản đồ cổ được các triều đại phong kiến Việt Nam hoặc do người phương Tấy đã sống tại Việt Nam thực hiện. Các bản đồ cổ Việt Nam tiêu biểu liên quan đến chủ quyền Việt Nam xuất hiện từ thế kỉ XV bao gồm:

“Hồng Đức bản đồ”

Bản đồ này còn có tên là An Nam quốc đồ. Đây là bản đồ đầu tiên xác lập toàn bộ lãnh thổ của nước Đại Việt. Đến năm 1680 và 1774 tập hợp những bản đồ cổ và là chứng cứ lịch sử có niên đại sớm nhất có xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với biển đảo. Là tập bản đồ quốc gia đầu tiên xác lập chủ quyền của Việt Nam với một quần đảo được gọi bằng những cái tên khác nhau như: Bãi Cát vàng, Cồn vàng… Với tập Hồng Đức bản đồ này, biển Đông nói chung và nhất là Trường Sa, Hoàng Sa nói riêng đã chính thức hiện diện trong bản đồ Việt Nam từ cuối thế kỷ XVII.

Vương quốc An Nam”, 1650

Theo các nhà sử học, địa lý học… bản đồ Vương quốc An Nam do Alexandre de Rhodes vẽ năm 1650 có khá nhiều chi tiết tương tự như bản đồ Anh Nam quốc đồ (1490) thời Hồng Đức. Đặc biệt, cũng như bản đồ thời Hồng Đức, bản đồ của Alexandre de Rhodes cũng dung quốc hiệu An Nam để chỉ quốc gia Đại Việt lúc bấy giờ. Những thông tin trên bản đồ dung ngôn ngữ và tục danh có tính bản địa, mang đặc trưng của Đàng Trong đã chứng minh một cách khách quan rằng: Việt Nam đã làm chủ quần đảo Hoàng Sa từ cuối thế kỷ XVI – thời điểm rất sớm so với các quốc gia trong khu vức có lãnh hải trong khu vực biển Đông.

“Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư”, 1686

Cuốn địa chí này do Đỗ Bá, tự Công Đạo soạn vẽ trong những năm thuộc niên hiệu Chính Hòa (1680 – 1705) theo lệnh chúa Trịnh Can. Về mục đích thực hiện công trình này, trong lời dẫn của sách, tác giả đã nói rõ: “Từ trước đến nay chưa lâp thành bản đồ để tiện cho người qua lại. Tôi nhân phác thảo các đường sá bốn phía, mà gom lại thành sách bản đồ Thiên Nam tứ chí…”

“An Nam đại quốc họa đồ”, 1838

Bản đồ này do giáo sĩ Jean Louis Taberd (1794 – 1840), một nhà truyền giáo người Pháp thuộc Hội Thừa sai Paris thực hiện vào triều vua Minh Mạng. Tên của bản đồ được thể hiện bằng ba thứ chữ: Hán, Latinh và Việt đúng với nội dung An Nam địa quốc họa đồ.

“Đại Nam nhất thống toàn đồ”: 1840

Đây là bản đồ hành chính chính thức đầu tiên của triều Nguyễn, được vẽ gần giống với các bản đồ Việt Nam sau này vơi hình chữ S trải dài từ Bắc vào Nam, vị trí núi sông, biển đảo đượcvẽ ở tọa độ địa lý gần chính xác với hiện tại. Điều đáng chú ý nhất là hai địa danh Hoàng Sa và Trường Sa được thể hiện rất rõ ràng ven bờ miền Trung thuộc lãnh thổ nước Đại Nam của triều vua Minh Mạng.

  • Vấn đề tranh chấp hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc về chủ quyền của 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

 Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là 2 quần đảo thuộc chủ quyền của nước ta và cũng đã được chứng minh qua những chứng cứ như ở trên, tuy nhiên Trung Quốc đã ngang nhiên tuyên bố chủ quyền của đối với hai quần đảo này. Và đã đưa ra rất nhiều yêu sách cũng như ngang thực hiện những hành động xâm phạm đến chủ quyền của nước ta. Trong đó nổi bật nhất đó là:

  • “Đường lưỡi bò”, “Đường chữ U”, hay “Đường đứt đoạn”… đều là các cách gọi khác nhau để chỉ yêu sách của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông. Theo đó, 80% diện tích của Biển Đông là vùng nước lịch sử của Trung Quốc và nằm trong phạm vi “đường lưỡi bò”. Trung Quốc, một quốc gia nổi tiếng và khá “thành công” trong việc thực hiện các cuộc xâm lấn bằng bản đồ, đã một lần nữa thông qua việc lưu hành rộng rãi bản đồ “Đường lưỡi bò” với hy vọng giành lấy quyền kiểm soát ở Biển Đông, bất chấp sự hồ nghi của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước liên quan như Philippin, Malayxia, Brunei, Indonesia và Việt Nam. Nhưng trên thực tế, Trung Quốc không chứng minh được rằng “đường lưỡi bò” là “cái ao nhà” của họ. Không những thế, yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc hoàn toàn đi ngược lại các quy định của Công ước luật biển 1982 của Liên hợp quốc về các vùng biển của quốc gia ven biển, xâm hại đến hầu hết các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia khác ven Biển Đông. Việc Trung Quốc công khai đưa ra yêu sách về “đường lưỡi bò” vào lúc này chỉ làm cho tình hình trên biển Đông thêm phức tạp, đi ngược lại xu thế và nỗ lực của các nước trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế muốn tìm kiếm một giải pháp ổn định lâu dài cho những tranh chấp biển Đông.
  • Tàu Trung Quốc nhiều lần ngang nhiên cắt cáp quan thăm dò dầu khí của Việt Nam.

Ngày 26/5/2011 tàu Bình Minh 2 thuộc Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí, một thành viên của PVN, đang làm nhiệm vụ khảo sát địa chấn tại khu vực lô 125, 126, 148, 149 ở thềm lục địa miền Trung của Việt Nam. Thì bất ngờ bị tàu cá Trung Quốc áp sát, cố tình chạy qua khu vực thả cáp, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 2.

Ngày 3/12/2012, một cặp tàu kéo dã cào của Trung Quốc đã chạy qua phía sau tàu Bình Minh 02 và gây đứt cáp địa chấn của tàu Bình Minh 02 cách phao đuôi khoảng 25m. Vị trí tàu Bình Minh 2 bị cắt cáp cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng lảnh hải thuộc chủ quyền của nước ta.

Những hành động trên của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của nước ta đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng biển của Việt Nam, vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10 năm DOC, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp.

  • Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Vào ngày 1/5/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, làm tình hình 2 bên trở nên hết sức căng thẳng, đồng thời tàu thuyền của hai quốc gia đã xảy ra một số va chạm. giàn khoan Hải Dương 981 là gian khoan biển sâu di động có kích cỡ lớn đầu tiên do Trung Quốc sản xuất và thuộc sở hữu của Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc, gian khoan có thể khoan sâu tối đa đến 12000m . vị trí đặt giàn khoan 981 cách đảo Tri Tôn (Trung Quốc gọi là đảo Trung Kiến, thuộc quần đảo Hoàng Sa và đang là đối tượng tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc) 17 hải lý (khoảng 30 km) về phía nam, cách đảo Hải Nam 180 hải lý về phía nam, cách đảo Lý Sơn(tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía đông. Đảo Tri Tôn cũng như toàn bộ quần đảo Hoàng Sa hiện đang do Trung Quốc kiểm soát từ sau trận Hải chiến Hoàng Sa 1974 với Việt Nam Cộng hòa, nằm hoàn toàn trong vùng đặt quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.

Trung quốc cho rằng, gian khoan 981 của họ hoạt động dầu khí bình thường trên khu vực biển gần đảo Trung Kiến ở Tây Sa ( đảo Tri Tôn của Hoàng Sa) thuộc chủ quyên của họ. Và Viêt Nam đang có những hành động quấy nhiễu, khiến Trung Quốc phải gia tăng lực lượng bảo vệ an ninh tại hiện trường, đảm bảo trật tự sản xuất và tác nghiệp trên biển, đồng thời đảm bảo an ninh hàng hải.

Và để đáp lại những hành động này của Trung Quốc,   Phía Việt Nam đã hoàn toàn bác bỏ và không chấp nhận quan điểm này của phía Trung Quốc. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan Hải Dương 981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự, vào hoạt động ở khu vực này là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Đến ngày 15/7/ 2014, Trung Quốc thông báo chính thức dừng hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 trên khu vực biển gần đảo Tri Tôn của quần đảo Hoang Sa. Đây là hành động hết sức ngang ngược của Trung Quốc, không những gây ra xung đột giưa hai bên, gây ra những thiệt hại về tài sản mà còn gây ảnh hưởng xấu đến tình hình hàng hải trên Biển Đông.

  • Ý thức về biển đảo:
  • Chủ quyền và quyền chủ quyền biển đảo Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chủ quyền, quyền chủ quyền biển đảo nói chung, Biển đảo Việt Nam nói riêng là hai khái niệm pháp lý được quy định trong pháp luật về biển của các quốc gia ven biển trên cơ sở Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước 1982, tên tiếng Anh là United Nations Convention on the Law of the Sea, hay thường được gọi tắt là UNCLOS 1982), được 107 quốc gia, trong đó có Việt Nam, ký tại Montego Bay, Jamaica (tính đến nay, số quốc gia ký là 157). Luật Biển của nước ta được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XIII, ngày 21/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013 (gọi là Luật Biển năm 2013) đã quy định về chủ quyền, quyền chủ quyền biển đảo nước ta.
  • Các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam. Căn cứ quy định của UNCLOS 1982, tại Điều 3, Luật Biển năm 2013 xác định “Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địathuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Ở những khu vực chưa có đường cơ sở sẽ được Chính phủ xác định và công bố sau khi được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.

Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý(1) tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500m.

  • Tầm quan trọng của biển đảo Việt Nam.

+ Phát triển kinh tế biển:

Biển Đông là vùng biển có 1 trong số 10 con đường biển lớn nhất trên thế giới, giao thông thuận tiện, hàng ngày có từ 200-300 tàu trên 5000 tấn qua lại đây, chiếm ¼ lượng tàu trên thế giới. Giúp Việt Nam thuận lợi trong việc giao lưu buôn báo với nhiều nước trên thế giới. Phát triển ngành giao thông hàng hải của Việt Nam.

Biển đông còn chứa đựng một lượng lớn tài nguyên vô cùng quan đối với việc phát triển kinh tế không những đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều nước xung quanh. Đặt biệt là nguồn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật ( dầu khí, khoáng sản…), được xem là một trong năm bồn trũng chứa dầu lớn nhất thế giới. Là nguồn tài nguyên quan trọng góp phần phát triển kinh tế của các nước trong khu vực biển Đông.

Đối với Việt Nam, vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam là tiềm năng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam.

Dọc bờ biển Việt Nam nhiều nơi được xát định để xây dựng cảng biển nước sâu như Cái Lân, Vịnh Hạ Long, Bạch Long Vỹ, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng… hình thành và phát triển mạng lưới cảng biển, các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) sẽ cho phép vùng biển và ven biển nước ta có khả năng chuyển tải hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc một cách nhanh chóng và thuận lợi.

Biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch – ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước. Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển đã tạo thành nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng. Tiềm năng du lịch kể trên rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du lịch hiện đại như nghỉ ngơi; dưỡng bệnh; tắm biển; du lịch sinh thái nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, ngầm dưới nước; du lịch thể thao: bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảy sóng, đua thuyền…

+ Biển Việt Nam được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia,  biển, đảo, thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc, đảm bảo tình hình chính trị, an ninh quốc phòng.

+ Đối với Văn hóa, giáo dục: ngoài ra, biển và đại dương còn có ý nghĩ hết sưc quan trong trong việc giữ gìn những nét văn hóa, lịch sử và truyền thống của dân tộc. Giáo dục cho các thế hệ người Việt Nam về tinh thần yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc của cha ông ta từ bao đời nay. Kế thừa và phát triển giá trị của biển đảo Việt Nam.

  • Nhận thức về biển đảo của Hướng dẫn viên du lịch: Hơn ai hết hướng dẫn viên là những người truyền tải những nét văn hóa, lịch sử và truyền thống của dân tộc…đến với bạn bè trong nước và quốc tế, chính vì thế mà họ cần có kiến thức tốt, có nhận thức đầy đủ về biển đảo của đất nước để từ đó có trể truyền đạt đến bạn bè quốc tế những thông tin đầy đủ và chính xát nhất. góp phần bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống và lịch sử quý báu của dân tộc.

Câu 10: Vấn đề thống nhất đất nước cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX?

  • Nguyễn Huệ là người thống nhất nước:
  • Những chiến công của Nguyễn Huệ : cùng hai anh là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lũ lãnh đạo phong trào Tây Sơn chống lại ách cai trị chính quyền họ Nguyễn ở Đang Trong, đến năm 1777 về cơ bản đã lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong. Lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn đánh tan quân xâm lược Xiêm với chiến thắng vang dội trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút. Sau đó Nguyễn Huệ đem quân ra bắc đánh chiếm thành Phú Xuân, tiến ra Bắc, lật đổ chính quyền Chúa Trịnh, chấm dứt tình trạng đất nước bị cắt làm 2 miền. Đánh tan 29 vạn quân xâm lược nhà Thanh với những chiến công vang dội trong trận Ngọc Hồi, Đống Đa. Rồi sau đó hoàn toàn thu phục Bắc Hà, thống nhất đất nước và đưa ra những chính sách tiến bộ để phát triển đất nước.
  • Tuy Nguyễn Huệ có công trong việc chấm dứt tình trạng đất nước bị chia cắt làm 2 miền, thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ nhưng lại chưa thống nhất về mặt chính quyền. Lúc bấy giờ đất nước ta tồn tại 3 chính quyền cai quản 3 vùng đất khác nhau đó là:
  • Nguyễn Nhạc cai quản vùng đất từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận
  • Nguyễn Lữ cai quản vùng đất Nam Bộ
  • Nguyễn Huệ cai quản vùng đất từ Phú Xuân trở ra bắc.

Qua đó chúng ta có thể thấy rằng, dưới triều đại Tây Sơn, đất nước tuy được thống nhất về mặt lãnh thổ nhưng lại chưa thống nhất hoàn toàn về mặt chính quyền.

  • Vua Gia Long là người thống nhất đất nước:
  • Tiểu sử vua Gia Long: tên thật là Nguyễn Ánh hay Nguyễn Phúc Ánh sinh ngày 15/1/1762, là con trai thứ 3 của ông Nguyễn Phúc Luân và bà Nguyễn Thị Hoàn. Lên ngôi ngày 1 tháng 6 âm lịch năm 1802, lấy niên hiệu là vua Gia Long, trì vị từ năm 1802 đến năm 1820.
  • Công lao: vua Gia Long hay Nguyễn Ánh sau nhiều năm bôn ba ở nước ngoài để cầu viện sự giúp đỡ từ Xiêm La và Pháp, năm 1802 ông quay về nước, đánh bại nhà Tây Sơn , lên ngôi hoàng đế, thống nhất đất nước ta sau nhiều thế kỷ nội chiến. Sáng lập ra vương triều nhà Nguyễn. Đưa ra những cải cách về xã hội và giáo dục gắn chặt với các giá trị Nho giáo truyền từ các triều đại trước nhắm củng cố và xây dựng đất nước.ngoài ra ông còn là người mở đường cho các ảnh hưởng của người Pháp ở nước ta lúc bấy giờ như xây dựng các thành trì, huấn luyện quân đội, cho truyền đạo công giáo. Dưới thời trì vị của vua Gia Long đất nước là đất nước hùng mạnh nhất Đông Nam Á. Cùng với Xiêm, phân chia ảnh hưởng đến Chân Lạp và Lào.
  • Nguyễn Huệ là người tạo tiền đề mở đầu cho công cuộc thống nhất đất nước.
  • Nguyễn Huệ là người mở đầu công cuộc thống nhất đất nước: Bởi lẽ ông là người đã có công lớn trong việc đánh bại 2 tập đoàn phong kiến Trịnh-Nguyễn ở 2 miền nam bắt đất nước, bước đầu đặt tiền đề cho việc thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. Đồng thời đánh tan 2 cuộc chiến tranh xâm lược của quân Xiêm và quân Thanh với những chiến công vang dội trong trận Rach Gầm-Xoài Mút hay trân Ngọc Hồi-Đống Đa, giữ gìn nền độc lập của dân tộc. Nếu như không có những chiến công này của Nguyễn Huệ thì liệu Nguyễn Ánh hay vua Gia Long sau này có hoàn thành được sự nghiệp thống nhất đất nước hay không. Như vậy chúng ta có thể nói rằng, Nguyễn Huệ là người đã mở đầu cho công cuộc thống nhất đất nước.
  • Nguyễn Ánh thống nhất đất nước về mặt chính quyền và lãnh thổ: Dưới triều đại của vua Gia Long lãnh thổ nước ta được thống nhất rộng lớn nhất. Kéo dài từ biên giới với Trung Quốc tới Vịnh Thái Lan, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cả đất nước đặt dưới sự trì vì của một chính quyền duy nhất ở kinh đô Phú Xuân đó là vương triều nhà Nguyễn mà đứng đầu là vua Gia Long. Như vậy dưới thời vua Gia long đất nước ta đã được thống nhất về cả chính quyền lẫn lãnh thổ.
  • Sự tương đồng giữa Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh:
  • Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh đều là những con người nuôi chí lớn, quyết tâm thực hiện sự nghiệp của mình, không ai có thể lay chuyển và chi phối.
  • Hai con người đều có những thiên bẩm trí dũng hơn người, mưu cao, kế sâu, đầy thao lược, luôn tạo những bước đi táo bạo, mang tính đột phá mà ít ai dám nghĩ tới. 
  • Chiến công hiển hách mà Nguyễn Huệ Quang Trung tạo dựng được là đánh tan các thế lực ngoại bang xâm lược, giữ vững độc lập, mang lại niềm tự hào cho dân tộc, tiêu diệt và xoá bỏ được các thế lực cát cứ, phân quyền duy trì hàng thế kỷ.
  • Sự khác biệt giữa 2 người:
  • Nguyễn Huệ đại diện cho giai cấp cần lao còn Nguyễn Ánh thuộc dòng dõi quý tộc.
  • Nguyễn Huệ dấy binh khởi nghĩa vì quyền lợi và hạnh phúc của lê dân bá tánh đang rên xiết dưới ách thống trị hà khắc của chế độ phong kiến Đàng Trong. Và Nguyễn Huệ cũng là một đại diện. Trong khi đó, Nguyễn Ánh lại đấu tranh vì quyền lợi của dòng tộc và cá nhân.
  • Nguyễn Huệ muốn đập tan các thế lực các căn cứ để đưa giang sơn thu về một mối. Tuy nhiên, Nguyễn Ánh lại lo bảo vệ cho chế độ chúa Nguyễn Đàng Trong của mình.
  • Nguyễn Huệ đặt độc lập đân tộc lên trên hết. Thù trong được đặt sau giặc ngoài. Vì vậy khi quân Xiêm La xâm lược, việc trước tiên của ông là đánh tan quân xâm lược Xiêm. Khi quân Thanh tràn sang, ông đã gạt bỏ mọi lực cản, lên ngôi Hoàng đế, thống nhất nhân tâm và lực lượng, thần tốc hành quân ra Bắc đại phá quân Thanh, bảo vệ độc lập cho tổ quốc. Trong khi đó, Nguyễn Ánh chỉ biết lo cho quyền lợi cá nhân, lại cầu cứu quân Xiêm sang giúp đánh Tây Sơn. Đấy là chưa tính đến hành động giúp lương thảo cho quân Thanh không thành sau khi được tin quân Thanh đã tiến vào thăng Long cuối năm 1788.

Kết luận: Với sự kiện Phú Xuân – Thăng Long năm 1786, Nguyễn Huệ là người đã công lao rất lớn trong việc thực hiện công cuộc thống nhất đất nước, nhưng việc thống nhất đất nước của Nguyễn Huệ mới chỉ được xem là thống nhất về mặt hình thức, mới thống nhất về mặt lãnh thổ mà thôi. Còn sự kiện Huế 1802 với sự lên ngôi của vua Gia Long và xác lập nên nhà Nguyễn thì đất nước mới thực sự được thống nhất trọn vẹn về cả mặt lãnh thổ và chính quyền.

Như vậy, có thể nói rằng trong công cuộc thống nhất đất nước vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX thì Nguyễn Huệ là người đã có công trong việc khởi xướng và mở đầu cho việc thống nhất đất nước và trên thực tế thì đã thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. Còn Nguyễn Ánh là người kế tục sự nghiệp thống nhất đất nước đang còn dang dở của Nguyễn Huệ. Và Nguyễn Ánh đã hoàn thành công việc thống nhất đất nước về cả mặt lãnh thổ cũng như về chính quyền. Mặc dù là kẻ thù không đội trời chung nhưng cả Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh cùng chung sứ mệnh là đấu tranh “thống nhất sơn hà”, thực hiện niềm khát vọng của nhân dân sau hơn 200 năm nội chiến chia cắt đất nước.

Câu 11: Trình bày vấn đề canh tân đất nước của triều Nguyễn nửa sau thế kỷ 19?

  • Khái niệm:
  • Canh tân: là một từ Hán Việt cũ, có nghĩ là đổi mới (định nghĩa từ ni mấy bạn tự tìm thêm hý, vì không có định nghĩa nào cụ thể và rõ ràng cả, để chắc chăn mấy bạn nên từ tìm, phòng trường hợp theo Dung mà sai là tui ko chịu trách nhiệm hý)
  • Duy tân: có nghĩa là đổi mới về mặt tư duy (thường dùng để nói về những cuộc vận động cải cách tư sản cuối thời phong kiến ở một số nước Á Đông).
  • Đổi mới: là khái niệm để chỉ một chương trình cải cách kinh tế và một số mặt xã hội do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng vào thập niên 1980. Chính sách này được chính thức thực hiện từ Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần VI, năm 1986.
  • Cải cách: “cải” là từ Hán Việt, có nghĩa là thay đổi, “cách” là phương pháp hình thức hành động. Cải cách có nghĩa là thay đổi phương pháp, hành động của công việc, hoặc một hành động cụ thể để đạt mục đích tốt
  • Bối cảnh lịch sử nước ta nửa sau thế kỷ XIX: vaof những 60 của thế kỷ XIX, trong khi TDP ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kỳ, chuẩn bị tấn công đánh chiếm nước ta thì triều đình Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu khiến nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.
  • Chính trị : bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở nên mục nát, chế độ quan liêu, độc đoán, tham nhũng, khiến lòng dân oán than.
  • Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thủ công nghiệp rì trệ, tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn,
  • Xã hội: mâu thuẫn giai cấp và mẫu thuận dân tộc ngày càng gay gắt.

Trong bối cảnh đó, các trào lưu cải cách duy tân ra đời. Trước tình trạng đất nước ngày càng nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn làm cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù, một số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa…của nhà nước phong kiến.

  • Những tư tưởng canh tân đất nước nửa sau thế kỷ XIX:
  • Tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ: trong những tư tưởng nhằm cải cách và duy tân đất nước nửa sau thế kỷ XIX, Nguyễn Trường Tộ được xem là người có chương trình cải cách rộng lớn nhất, là người đẩy mạnh việc canh tân đất nước thành một trào lưu rầm rộ suốt cả giai đoạn lịch sử. Ông đã liên tục gửi lên triều đình nhà Nguyễn 58 bảng điều trần, đề xuất canh tân cải cách đất nước, nội dung bản điều trần đề cập đủ mọi lĩnh vực cụ thể như sau:

Chính trị:

Ông trình bày những chiến lược cơ bản, về những thế phân hợp trong thiên hạ. Không thể ảo tưởng về dã tâm của người Pháp, ông đã rất sáng suốt đề xuất phương án hòa hoãn với TDP, đồng thời đưa ra những gợi ý cho nhà vua về những lợi ích của việc mở mang quan hệ với Pháp và các nước khác.

Về nội chính:

Ông đề nghị triều đình tinh giản bộ máy chính quyền để đỡ hao tốn công quỹ, xác định rõ chức năng công việc của từng loại quan lại để khỏi phải có rất nhiều người ăn lương mà không biết làm gì. Mặt khác, nên có chính sách đối với những nho sinh để họ không thể dựa vào chút chữ nghĩa, trốn tránh nghĩa vụ đối với nước nhà. Ngoài ra, muốn cho đội ngũ viên chức giữ được thanh liêm thì phải tạo điều kiện cho họ làm giàu chính đáng.

Về tài chính:

Ông đề nghị sắp đặt lại hệ thống thuế khóa cho thật công bằng hợp lý. Muốn thế phải đo đạc lại ruộng đất, kê khai nhân khẩu, tăng thuế người giàu và hàng xa xỉ ngoại nhập, đánh thuế thật nặng vào những tệ nạn như cờ bạc, rượu chè,…Ngoài ra, còn phải khuyến khích nhà giàu bỏ tiền ra cho vay, và vay tiền của nước ngoài…

Về kinh tế:

Ông đề nghị chấn hưng “nông, công, thương nghiệp” để làm cho dân giàu nước thịnh, bằng những hành động cụ thể như: tổ chức khai hoang, bảo vệ rừng, thành lập các đoàn tàu đem hàng nông sản đi bán, cử người thăm dò tài nguyên, khai thác mỏ, thành lập các cơ sở sản xuất công nghệ và đào tạo thợ kỹ thuật…Và để nền kinh tế cả nước có thể giao thông dễ dàng, thì phải chú ý đến việc làm mới và tu bổ đường bộ và đường thủy….

Về học thuật:

Ông đề nghị việc cải cách “việc hoc, việc thi” để chọn được nhân tài hưu ích cho đất nước chứ không nên tiếp tục đi theo lối học “máy móc, tín điều” của Trung Quốc. Đáng chú ý là việc ông đề nghị đem các môn khoa học vào trong chương trình học, nhất quyết phải dùng quốc văn (chữ Nôm) để dạy học và soạn sách, kể cả trong các giấy tờ hành chính…

Về ngoại giao:

Ông chủ trương quan hệ mềm dẻo với Pháp, không chỉ với Pháp mà còn với nhiều nước khác như Anh hay Tây Ban Nha…phải biết lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước này để có lợi cho mình. Phải đào tạo được đội ngũ thông dịch viên giỏi về công việc và giỏi tiếng nước ngoài.

Về võ bị:

Ông đề nghị cải tu võ bị nhằm tăng chất lượng của quân đội, như tổ chức lại đội ngũ, cho quân lính được học tập các binh pháp mới, mua sắm tàu thuyền và vũ khí, xây dựng phòng tuyến cả ở thành thị lẫn nông thôn, đề phòng quân Pháp xâm lược lan ra cả nước…

Bên cạnh đó, ông còn đề nghị cải cách về các mặt khác như văn hóa, tôn giáo, bảo tồn di tích lịch sử, v.v…Tuy nhiên, phần lớn những đề nghị của ông đã không được triều đình nhà Nguyễn nghe theo do tầm nhìn hạn hẹp của họ và hạn chế của thời đại.

  • Tư tưởng của Nguyễn Lộ Trạch: Nguyễn Lộ Trạch là người đọc nhiều sách, biết nghề thuốc, có kiến thức sâu rộng, nhưng không đi thi, chỉ chú tâm vào con đường thực dụng. Ông thường ngao du khắp các tỉnh miền Trung, tìm người cùng chí hướng kết giao, được người đương thời goi là “cậu ấm tàng tàng”

Năm 20 tuổi, ông kết hôn với Trần Thị Nhàn, con gái Phụ chính Trần Tiễn Thành. Ở văn phòng cha vợ, ông đã đọc được nhiều sách tân thư của Trung Quốc, đọc được cả bản những bản điều của Nguyễn Trường Tộ, và chịu ảnh hưởng những tư tưởng canh tân này.

Dưới thời vua Tự Đức 1877, kỳ thi Hội  ở Huế, có lấy chuyện “Sứ Pháp vào chầu, hòa hiếu hợp lễ” làm đề thi. Tuy không dự thi, nhưng Nguyễn Lộ Trạch đã dâng lên một bản “Thời vụ sách” (I), vạch rõ mưu kế giả vờ hòa nghị của thực dân Pháp, đồng thời khuyên triều đình nên “gấp lo tự cường tự trị” để cứu nước. Mặc dù, “Thời vụ sách” không được triều đình quan tâm đến, nhưng cũng đã gây được tiếng vang lớn trong giới sĩ phu.

Tháng 4 năm đó, quân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai. Nguyễn Lộ Trạch liền dâng bản “Thời vụ sách” (II), nêu lên sách lược cứu nước khẩn trương gồm 5 điều:

  1. Dời kinh đô về Thanh Hóalấy chỗ địa thế hiểm yếu để giữ vững gốc nước.
  2. Lập đồn điền ở các vùng rừng núi phía Bắc. Chọn lọc quân tinh nhuệ ở lại phòng thử các đồn lũy, số còn lại đưa đến các đồn điền trên để làm ra lương thực.
  3. Luyện binh thường xuyên và mua sắm vũ khí mới.
  4. Đưa con em tài giỏi ra nước ngoài học khoa học thực nghiệm và cơ khí phương Tây.
  5. Mở rộng ngoại giao với các nước châu Âu, nhất là nước Đứcvà nước Anhđể kiềm chế Pháp, như cái lối “hợp tung thời Chiến quốc”.

Song lần này, triều đình nhà Nguyễn cũng làm ngơ trước những đề nghị của ông.

  • Tư tưởng của Phạm Phú Thứ:

Trong năm 1862, ông được cử làm phó sứ, cùng với chánh sứ Phan Thanh Giản và bồi sứ Ngụy Khắc Đản, sang Pháp và Tây Ban Nha với nhiệm vụ xin chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Sau khi về đến Huế, ông dâng lên triều đình và vua Tự Đức một số tài liệu cùng bản tường trình trong chuyến công cán, trong đó có Tây hành nhật kí và tập Tây phù thi thảo,  ghi chép những điều tai nghe mắt thấy và những cảm nghĩ về văn minh phương Tây, nhằm thuyết phục nhà vua mạnh dạn canh tân đất nước hầu theo kịp văn minh thế giới. Sau đó, ông được thăng thực thụ hàm Tả Tham tri (bộ Lại) và được cử vào Viện cơ mật (cơ quan đầu não của Triều đình), kiêm trông coi Viện Tập hiền. Ở cương vị này, ông dâng lên triều đình nhiều đề nghị cải cách có ý nghĩa tích cực; đồng thời nhắc lại, cụ thể hóa, bổ sung những kiến nghị của Nguyễn Trường Tộ năm 1863, nhằm làm cho dân giàu, nước mạnh: nội dung các đề nghị trên gồm các vấn đề:

– Ban bố sách của Nhà nước để việc học hành được thiết thực.

– Lập khoa thủy học (hàng hải) để chấn chỉnh việc quản lí ghe thuyền.

– Dịch sách nước ngoài để theo dõi tình hình thế giới.

– Khuyến khích các nghề thủ công, cho tự do dùng sắt, gỗ.

– Cấm người Hoa buôn bán gạo, bỏ thuế nấu rượu, giảm các khoản chi phí về tuần tra ngoài biển.

– Mở rộng việc buôn bán với nước ngoài.

– Khai thác quặng và than đá.

Song lần này, triều đình nhà Nguyễn vẫn làm ngơ trước những nội dung cải cách mà ông đưa ra.

Tuy đưa ra những nội dung cải cách đất nước rộng lớn trên nhiều lĩnh vực cũng như mang những tư tưởng khá mới mẻ và tiến bộ. Nhưng hầu hết những nội dung cải cách này đề không thực hiện được, do những nguyên nhân sau:

  • Khách quan:

Nguyên nhân thuộc về truyền thống văn hóa và lịch sử dân tộc:

  • Đứng trên phương diện văn hóa thì kể từ khi TDP nổ súng tấn công vào Đà Nẵng năm 1858, nó không chỉ đánh dấu cho sự bắt đầu của cuộc chiến tranh xâm lược nước ta của TDP mà nó cũng báo hiệu cuộc đụng độ giưa 2 nền văn hóa hoàn toàn khác nhau. Đó là văn hóa đại bác Phương Tây và văn hóa bút nghiên Phương Đông. Mà trong cuộc đụng độ đó, văn hóa Phương Đông đã hoàn toàn bị đè bẹp để rồi sau đó nhân dân ta phải chịu cảnh nô lệ tủi nhục trong suốt gần một thế kỷ. Trách nhiệm này trước hết phải thuộc về triều đình nhà Nguyễn, tuy nhiên không thể không thấy rằng chính những lỗ hổng, và nhược điểm trong văn hóa truyền thống đã góp phần dẫn đến sự thất bại của đất nươc.
  • Nhìn lại truyền thống văn hóa của Việt Nam thế kỷ XIX có thể thấy trong khi thời đại đã đổi thay, phương Tây chế độ mới đã hình thành và đang phát triển thì phương Đông hầu hết đang chìm trong sự khủng hoảng của chế độ phong kiến với tư tưởng bảo thủ của nó. Nước ta và nhiều nước khác lấy tư tưởng Nho Giáo làm ý thức hệ để cai trị đất nước trong khi nó đã bị lỗi thời so với thời đại.
  • Một điều đáng nói nữa là trong bản tính con người Việt Nam có những điều đã lạc hậu. Thứ nhất: đó là tư tưởng cào bằng không thích ai hơn mình như thế  sẽ tác động to lớn đến việc phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư bản. Thứ hai : Người dân mình( đặc biệt là nông dân) ít nhìn xa trông rộng, cho nên không biết được sự phát triển bên ngoài như thế nào, cứ hư hư giữ lấy cái của mình, cho mình là đúng là hay. Mà sự thật bây giờ vẫn còn dai dẵng trong tâm thức của không ít người Việt. Việc giáo dục cũng đã lạc hậu, người đi học bấy giờ chỉ để ra làm quan, những người đã học hành thi đôc đạt được công danh thì chỉ víu lấy những thứ lèo loẹt ở bên ngoài mà không quan tâm đến việc học thực sự, không quan tâm đến thế sự đất nước nguy nan lúc bấy giờ. Cũng vì thế mà Nhân tài thì có mà không biết làm sao dung thân, vượt ra được cái cũ tiến lên cái mới tiến bộ hơn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân mà các tư tưởng tiến bộ đã không có cơ hội kiểm chứng, cho nên sự suy vong mới xảy ra vậy.

Nguyên nhân thuộc về hoàn cảnh xã hội và lịch sử:

  • Sự xuất hiện của trào lưu canh tân đất nước trong lúc này cho thấy nó không phải là sản phẩm của những yêu cầu phát triển nội tại lâu dài trước đó, mà nó được xem như là một “phương thuốc” của một thời kỳ lịch sử cuối thế kỷ XIX. Nhưng những đề nghị cải cách đó vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, nặng về chịu ảnh hưởng bên ngoài mà thiếu cơ sở bên trong. Chưa đụng đến vấn đề cơ bản của thời đại đó là giải quyết hai mối mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, giữa nhân dân ta với TDP và giữa nông dân vs địa chủ phong kiến.
  • Thêm vào đó yếu tố chủ quan dẫn đến thất nó nằm trong chính bản thân người lãnh đạo một đất nước cũng như bộ phận quan lại dưới quyền.Những con người này kể cả vua, quan( biết hay không biết tình thế của thời cuộc )thì đa số là bảo thủ, sợ đổi mới vì như thế sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của mình, mà nếu có thực hiện cũng chỉ ở một chừng mực nhất định, không có tác động đột phá.
  • Yêu cầu cải cách duy tân chỉ thực sự nở rộ từ khi đất nước bị xâm lược và Nam Kỳ lần lươt rơi vào tay giặc. Điều đó cho thấy động lực của cuộc cải cách chủ yếu là để giữ nền độc lập trước họa ngoại xâm sau những thất bại về quân sự của triều đình Huế ở Nam Kỳ, hơn là vì mục đích xác lập bước tiến của một trình độ kinh tế – xã hội, con người, thiếu hẳn giai cấp xã hội đủ năng lực tiến hành cải cách, phải dựa vào nhà nước phong kiến để cải cách.
  • Triều đình nhà Nguyễn đóng vai trò chính của cuộc cải cách, nhưng từ vua tới quan thuần túy mang tư tưởng phong kiến, bản thân là giai cấp phong kiến; trong khi cuộc cải cách đó có tính chất tư sản này đòi hỏi xã hội phải có bước chuyển cả hạ tầng cơ sở lẫn kiến trúc thượng tầng theo con đường tư bản chủ nghĩa, bản thân giai cấp phong kiến phải bắt đầu có khuynh hướng tư sản hóa. Chính vì vậy, số đông triều thần Nguyễn đã bị tầm nhìn hạn hẹp và sự thủ cựu chi phối, năng lực bản thân hạn chế, nên chương trình cải cách phần lớn đã bị bóp chết từ trong kế hoạch.
  • Chủ quan:

Công và tội của triều đình nhà Nguyễn đối với đất nước hiện vẫn còn là một vấn đề lịch sử lớn mà giới sử gia trong và ngoài nước vẫn tiếp tục nghiên cứu. Nhưng dù triều đình nhà Nguyễn có được đánh giá lại như thế nào đi nữa thì vẫn không thể phủ nhận được trách nhiệm chủ yếu của triều đình Nguyễn mà đứng đầu là vua Tự Đức và đám quần thần trong vấn đề canh tân đất nước vào cuối thế kỷ XIX .

  • Vua Tự Đức: Mặc dù nhà vua là người có đạo dức và giỏi thơ văn, chữ nghĩa, nhưng tài và đức ấy không đủ để lãnh đạo đất nước trong một giai đoạn đặc biệt của lịch sử dân tộc, khi mà hai nền văn minh Âu Á bắt đầu đối chọi nhau trên vũ đài lịch sử. Nhà vua lại thếu hẳn tầm nhìn rộng, thiếu cương nghị và quyết đoán về những vấn đề trọng đại của quốc gia.
  • Khi nhận được các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ, nhà vua cũng có xem qua và trong ý nghĩ không phải là không có một ít nhận xét đúng đắn về nội dung của các bản điều trần, nhưng lại không có đủ tri thức và năng lực cần thiết để thực hiện các đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ và tỏ ra nhu nhược khi chuyển các bản điều trần đó qua tay các quan để xem xét, thẩm định, trong khi bọn quan lại này, mặc dỳ có nhiều cái đầu nhưng vẫn không sao có được những tư tưởng “đồng thanh tương ứng” với Nguyễn Trường Tộ.
  • Đám quần thần: quần thần chính là những người được tuyển chọn từ giới sĩ phu qua con đường khoa cử, nhưng lại ít có điều kiện tiếp xúc với các nền văn hoá khác truyền thống phương Đông nên không có được những tư tưởng tiến bộ, đã vậy lại còn mắc bệnh chung là hay đố kỵ, bè phái, tìm cách hại nhau để đạt mục tiêu ích kỷ của mình.
  • Một số quan đại thần dưới triều Tự Đức như Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết cũng không sáng suốt gì hơn nhà vua trong việc hoạch định ra đường lối chính sách cai trị thích hợp. Trong thâm tâm của đám quần thần, có lẽ họ coi Nguyễn Trường Tộ chỉ là một người thấp kém, “dưới cơ” của họ, không xứng đáng ngồi cùng chiếu với họ chứ đừng nói đến việc họ phải làm theo những đề nghị cải cách của ông.
  • May mà nhà vua Tự Đức còn có một chút sáng suốt cuối cùng, nếu không tính mệnh của Nguyễn Trường Tộ và các đồng chí của ông có thể bị lâm nguy
5/5 - (1 bình chọn)

Comments (No)

Leave a Reply