Giải bài 2: Tập hợp Các Số Tự Nhiên SGK Toán Lớp 6 Tập 1

Giải bài 2: Tập hợp Các Số Tự Nhiên SGK Toán Lớp 6 Tập 1 Chi Tiết. Hướng dẫn giải sách giáo khoa toán lớp 6 – bài 2 chương 1. Tự học Online giới thiệu đến các bạn Giải bài 2: Tập hợp Các Số Tự Nhiên SGK Toán Lớp 6 Tập 1.

Giải bài 2: Tập hợp Các Số Tự Nhiên SGK Toán Lớp 6 Tập 1


Bài 2/trang 7 sgk toán 6 tập 1. Điền vào chỗ trống để ba số ở mỗi dòng là ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần:

28, …, …

…, 100, …

Lời giải

Để có 3 số tự nhiên liên tiếp tăng dần, ta phải :

– Điền vào chỗ trống 2 số liền sau của 28 là 29 ; 30 ( 28 ; 29 ; 30 )

– Điền vào chỗ trống số liền trước và liền sau của 100 là 99 ; 101 ( 99 ; 100 ; 101 )


Bài 6/trang 7 sgk Toán 6 Tập 1.

a) Viết số tự nhiên liền sau mỗi số.

17;         99 ;         a (với a ∈ N)

b) Viết số tự nhiên liền trước mỗi số

35 ;         1000 ;         b (với b ∈ N*)

Lời giải

a) Số tự nhiên liền sau của 17 là 18

Số tự nhiên liền sau của 99 là 100

Số tự nhiên liền sau của a (với a ∈ N) là a + 1.

b) Số tự nhiên liền trước của 35 là 34.

Số tự nhiên liền trước của 1000 là 999.

Số tự nhiên liền trước của b (b ∈ N*) là b – 1.

Chú ý b ∈ N* nên b ≥ 1, lúc đó b mới có số tự nhiên liền trước. Số 0 không có số tự nhiên liền trước.


Bài 7/trang 8 sgk Toán 6 Tập 1. Viết các tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử.

a) A = {x ∈ N | 12 < x < 16}

b) B = {x ∈ N* | x < 5}

c) C = {x ∈ N | 13 ≤ x ≤ 15}

Lời giải

a) A = {x ∈ N | 12 < x < 16} là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 12 và nhỏ hơn 16.

Các số đó là 13 ; 14 ; 15.

Do đó ta viết A = { 13 ; 14 ; 15}.

b) B = {x ∈ N* | x < 5} là tập hợp các số tự nhiên khác 0 và nhỏ hơn 5.

Các số đó là 1 ; 2 ; 3 ; 4.

Do đó ta viết B = {1 ; 2 ; 3 ; 4 }

c) C = {x ∈ N | 13 ≤ x ≤ 15} là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 13 và nhỏ hơn hoặc bằng 15.

Các số đó là 13 ; 14 ; 15.

Do đó ta viết C = {13 ; 14 ; 15}


Bài 8/trang 8 sgk Toán 6 Tập 1. Viết tập hợp các số tự nhiên không vượt quá 5 bằng hai cách. Biểu diễn trên tia số các phần tử của tập hợp A.

Lời giải

– Các số tự nhiên không vượt quá 5 gồm 0, 1, 2, 3, 4, 5. Do đó ta viết A như sau :

Cách 1. Liệt kê : A = {0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4; 5}

Cách 2. Chỉ ra tính chất đặc trưng: A = {x ∈ N | x ≤ 5}.

– Biểu diễn các số 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4; 5 trên tia số như sau: 


Bài 9/trang 8 sgk Toán 6 Tập 1. Điền vào chỗ trống để hai số ở mỗi dòng là hai số tự nhiên liên tiếp tăng dần.

Lời giải

Để có hai số tự nhiên liên tiếp tăng dần, ta phải:

– Điển vào chỗ trống số liền trước của 8 là 7 (7; 8)

– Điền vào chỗ trống số liền sau của a là a + 1 (a; a +1)


Bài 10/trang 8 sgk Toán 6 Tập 1. Điền vào chỗ trống để ba số ở mỗi dòng là ba số tự nhiên liên tiếp giảm dần.

Lời giải

Để có ba số tự nhiên liên tiếp giảm dần ta cần:

– Dãy 1: Điền vào ô trống thứ nhất số liền sau của 4600 là 4601, điền vào ô trống thứ hai số liền trước của 4600 là 4599.

Ta có dãy 4601; 4600; 4599.

– Dãy 2: Điền vào ô trống thứ hai số liền sau của a là a+1; điền vào ô trống thứ nhất số liền sau của a+1 là a + 2. Ta có dãy: a + 2; a + 1; a.


Từ khóa tìm kiếm: Toán Lớp 6 Bài Tập Hợp Các Số Tự Nhiên, Toán Lớp 6 Tập 1 Tập Hợp Các Số Tự Nhiên, Toán Lớp 6 Tập Hợp Các Số Tự Nhiên Hay

4.7/5 - (3 bình chọn)