GIÁO ÁN MỸ THUẬT LỚP 1 Sách Cánh Diều Cả Năm Trọn Bộ theo chương trình Giảm Tải lớp 1 Mới nhất chuẩn bộ Giáo Dục và Đào tạo. Tự học Online xin giới thiệu đến quý thầy cô tham khảo GIÁO ÁN MỸ THUẬT LỚP 1 Sách Cánh Diều Cả Năm Trọn Bộ
GIÁO ÁN MỸ THUẬT LỚP 1 Sách Cánh Diều Cả Năm Trọn Bộ
Giáo án môn Mĩ thuật lớp 1 sách Cánh Diều
BÀI 3: CHƠI VỚI CHẤM (2 tiết)
Phân bố nội dung mỗi tiết học
Tiết | Nội dung chính |
1 | – Nhận biết chấm thông qua hình ảnh trong tự nhiên, trong đời sống và trong sản phẩm tác phẩm mĩ thuật. – Tìm hiểu cách tạo chấm. – Thực hành, trải nghiệm, sáng tạo sản phẩm cá nhân: Tạo chấm, sử dụng chấm tạo nét hoặc hình theo ý thích. – Giới thiệu sản phẩm cá nhân – Tổng kết tiết học |
2 | – Nhắc lại nội dung tiết 1 – Tìm hiểu một số sản phẩm tạo nên từ chấm và các chất liệu, vật liệu khác nhau. – Thực hành, trải nghiệm, sáng tạo sản phẩm nhóm bằng chất liệu, vật liệu sẵn có. – Giới thiệu sản phẩm nhóm. – Tổng kết bài học |
- Mục tiêu bài học
1.1. Phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật ở HS. Cụ thể một số biểu hiện chủ yếu sau:
- Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập.
- Biết giữ vệ sinh lớp học như nhặt giấy vụn vào thùng rác, không để hồ dán dính trên bàn, ghế,…
- Biết bảo quản sản phẩm của mình, tôn trọng sản phẩm do bạn bè và người khác tạo
1.2. Năng lực
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:
Năng lực mĩ thuật
- Nhận biết chấm xuất hiện trong cuộc sống và có trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
- Tạo được chấm bằng một số cách khác nhau; biết vận dụng chấm để tạo sản phẩm theo ý thích.
- Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; tự giác tham gia học tập, biết lựa chọn cách tạo chấm để thực hành.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận và trưng bày, chia sẻ cảm nhận trong học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng công cụ, giấy màu, họa phẩm (hoặc mực bút máy, phẩm nhuộm,…) trong thực hành sáng tạo.
Năng lực đặc thù khác
- Năng lực ngôn ngữ: Biết sử dụng lời nói để trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm trong học tập.
- Năng lực thể chất: Biết vận động bàn tay, ngón tay phù hợp với các thao tác tạo thực hành sản phẩm.
- Chuẩn bị của học sinh và giáo viên
- Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Giấy màu, màu vẽ, bút chì, tẩy chì, hồ dán, kéo, đất nặn, bông tăm,…
- Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Giấy màu, kéo, bút chì, màu goát, bông tăm; hình ảnh minh họa. Máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nên có).
- Phương pháp, hình thức tổ chức DH chủ yếu
- Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, thực hành, thảo luận, giải quyết vấn đề, liên hệ thực tế,…
- Kĩ thuật dạy học: Động não, bể cá, tia chớp,…
- Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm
- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA HS | THIẾT BỊ, ĐDDH |
Ổn định lớp và khởi động (khoảng 3 phút) | ||
– Tổ chức HS hát, quan sát clip và trả lời câu hỏi về nội dung hình ảnh trong clip. – Giới thiệu nội dung bài học. | – Quan sát, thảo luận cặp đôi – Trả lời câu hỏi | – Máy chiếu – Clip hình ảnh |
Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết (khoảng 8 phút) | ||
1.1. Tổ chức HS tìm chấm ở một số hình ảnh trong tự nhiên, trong đời sống: – Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh SGK và thảo luận: + Tìm hình ảnh có chấm kích thước bằng nhau/khác nhau; chấm có màu sắc giống nhau/khác nhau (SGK, trang 14) . + Tìm chấm có màu sắc giống nhau (Con sao biển, cái váy, con hươu sao – trang 15). | – Thảo luận nhóm 6 HS. – Thảo luận: Tìm chấm ở các hình ảnh trang 14, 15 theo gợi mở của GV | Máy chiếu – Hình ảnh trang 14, 15 SGK |
– Gợi mở đại diện các nhóm HS trình bày. – Tóm tắt nội dung trả lời của các nhóm HS, kết hợp giới thiệu ngắn, gọn về: Con sao biển; Con hươu sao; Chiếc váy. | – Đại diện các nhóm HS trình bày. – Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung – Lắng nghe và tương tác với GV. | Hình ảnh trang 14, 15 SGK |
– Gợi mở HS liên hệ tìm chấm ở xung quanh | – Quan sát lớp học, tìm chấm | |
– Giới thiệu một số hình ảnh có hình chấm và gợi mở HS kể tên, đọc tên màu sắc của các chấm. | Quan sát, đọc tên một số màu sắc của chấm trên đồ vật. | Một số đồ dùng quen thuộc |
– GV tóm tắt nội dung quan sát, gợi mở HS tìm chấm ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. | ||
1.2. Tổ chức HS tìm chấm ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật: – Hướng dẫn HS quan sát bức tranh Hoa hướng dương (của Đình Quang); gợi mở HS nhận ra hình ảnh chính trong bức tranh được tạo từ các chấm. | – Quan sát, trả lời câu hỏi của GV. – Nhận xét câu trả lời của bạn | – Máy chiếu/sgk – Bức tranh “Hoa hướng dương” |
– Hướng dẫn HS quan sát bức tranh: Chiều chủ nhật trên đảo Grăn-đơ Da-tơ (của họa sĩ Sơ-rát). Yêu cầu HS: thảo luận, giới thiệu một số hình ảnh được tạo từ chấm. | – Thảo luận: nhóm 3 HS – Đại diện nhóm HS trả lời. – Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. | – Máy chiếu/ SGK – Bức tranh: Chiều chủ nhật trên đảo Grăn -đơ Da- tơ” của họa sĩ Sơ-rát. – Một số sản phẩm, tác phẩm sưu tầm |
– Tóm tắt nội dung HS chia sẻ, kết hợp giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm và họa sĩ Sơ-rát. | – Quan sát, lắng nghe | |
– Giới thiệu thêm một số bức tranh của HS, họa sĩ. | – Quan sát, trả lời – Nhận xét, bổ sung | |
Tổng kết nội dung quan sát, nhận biết; gợi mở nội dung thực hành, sáng tạo. | Lắng nghe, quan sát | Hình ảnh |
Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo (khoảng 19 phút) | ||
2.1. Tìm hiểu cách tạo chấm và sử dụng chấm để tạo nét, tạo hình | ||
– Quan sát GV thị phạm minh họa | ||
2.2. Tổ chức HS thực hành | ||
– Bố trí HS ngồi theo nhóm (6HS). – Giao nhiệm vụ cho HS: Sử dụng chấm để tạo nét hoặc hình theo ý thích. – Lưu ý HS: lựa chọn màu vẽ hoặc giấy màu để thực hành sử dụng chấm tạo nét hoặc hình; có thể tạo chấm có kích thước, màu sắc theo ý thích. – Quan sát, hướng dẫn và có thể hỗ trợ HS thực hành. – Gợi mở nội dung HS trao đổi/thảo luận trong thực hành. | – Vị trí ngồi thực hành theo cơ cấu nhóm: 6 HS – Tạo sản phẩm cá nhân – Tập đặt câu hỏi cho bạn, trả lời, thảo luận, chia sẻ trong thực hành. | – Giấy A4 – Màu vẽ – Giấy màu |
Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ (khoảng 4 phút) | ||
– Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm – Gợi mở HS giới thiệu: + Tên nét hoặc hình đã tạo được bằng chấm + Màu sắc, kích thước của các chấm ở sản phẩm. + Chia sẻ cảm nhận về sản phẩm. | – Trưng bày sản phẩm theo nhóm – Giới thiệu sản phẩm của mình – Chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình/của bạn. | Sản phẩm của HS |
Hoạt động 4: Tổng kết tiết học (khoảng 1 phút) | ||
– Nhận xét kết quả thực hành, ý thức học, chuẩn bị bài của HS, liên hệ bài học với thực tiễn. – Gợi mở nội dung tiết 2 của bài học và hướng dẫn HS chuẩn bị. | – Lắng nghe – Có thể chia sẻ suy nghĩ. |
Tiết 2
HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA HS | THIẾT BỊ, ĐDDH |
Ổn định lớp và giới thiệu nội dung tiết học (khoảng 2 phút) | ||
– Gợi mở HS giới thiệu nội dung tiết 1 của bài học. – Giới thiệu nội dung tiết học. | – Suy nghĩ, chia sẻ – Lắng nghe, nhận xét, có thể bổ sung. | |
Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết (khoảng 4 phút) | ||
Tổ chức HS quan sát, tìm hiểu một số sản phẩm được tạo nên từ chấm bằng các chất liệu, vật liệu khác nhau và chia sẻ cảm nhận. | Quan sát, suy nghĩ, chia sẻ cảm nhận. | Một số sản phẩm sưu tầm |