ĐỀ CƯƠNG LỄ TÂN NGOẠI GIAO CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

ĐỀ CƯƠNG LỄ TÂN NGOẠI GIAO CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Nội Dung

Câu 1: Anh (chị) hãy nêu định nghĩa, tầm quan trọng của LỄ TÂN NGOẠI GIAO, và những nguyên tắc của LỄ TÂN NGOẠI GIAO

  • Định nghĩa LỄ TÂN NGOẠI GIAO:

+ LỄ TÂN NGOẠI GIAO là những vấn đề nghiệp vụ cụ thể mang ý ngĩa chính trị, bao gồm thói quen (tập quán) và cả thủ tục, quy định.

+ LỄ TÂN NGOẠI GIAO vừa thể hiện tập quán QG vừa bảo đảm tuân thủ các thủ tục pháp lý quốc tế có liên quan đến mỗi nước.

+ LỄ TÂN NGOẠI GIAO là sự vận dụng tổng hợp các nghi thức, các phong tục tập quán, các luật lệ QG và nghj thức quốc tế , hoạt động đối ngoại nhằm phục vụ đường lối, chính sách đối ngoại của 1 nhà nước quy định.

  • Tầm quan trọng của LỄ TÂN NGOẠI GIAO:

– LỄ TÂN NGOẠI GIAO góp phần củng cố và phát triển quan hệ về mọi mặt giữa các Quốc gia.

– LỄ TÂN NGOẠI GIAO là một bộ phận cấu thành của hoạt động ngoại giao nhằm thực hiện chính sách đối ngoại của một Nhà nước.

– LỄ TÂN NGOẠI GIAO tạo khung cảnh và bầu không khí thuận lợi trong quan hệ giữa các Quốc gia.

– LỄ TÂN NGOẠI GIAO thể hiện sự trọng thị, lịch sự văn minh của một Quốc gia, dân tộc này đối với một quốc gia, dân tộc khác.

Thực hiện tốt công tác lễ tân là góp phần quan trọng vào sự thành công của công tác  đối ngoại và ngược lại nếu để sảy ra sai sót sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của công tác đối ngoại, thậm chí có thể gây căng thẳng cho quan hệ ngoại giao.

  • Những nguyên tắc của LỄ TÂN NGOẠI GIAO :

– Nguyên tắc tôn trọng khách

– Nguyên tắc đối xử bình đẳng trong qun hệ quốc tê

– Nguyên tắc có đi có lại

– Nguyên tắc tiền lệ trong quan hệ quốc tế

– Nguyên tắc an toàn

– Nguyên tắc trọng thị chu đáo

Câu 2: Nghi lễ ngoại giao là gì? Hãy trình bày các khái niệm về cơ quan ngoại giao.

Nghi lễ ngoại giao: là toàn bộ những điều quy định cần phải làm đúng để bảo đảm tính nghiêm túc trong buổi lễ ngoại giao.

 Các khái niệm cơ quan ngoại giao bao gồm: Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tê.

Cơ quan đại diện ngoại giao: là cơ quan nhà nước, có trụ sở trên lãnh tổ QG khác để thực hiện quan hệ ngoại giao (NG) với QG đó.Cơ quan đại diện ngoại giao được thành lập theo thỏa thuận giữa hai quốc gia.

Cơ quan lãnh sự: là cơ quan quan hệ đối ngoại của NN ở nước ngoài, nhằm thực hiện chức năng lãnh sự trong 1 khu vực lãnh thổ nhất định của nước tiếp nhận, trên cơ sở thỏa thuận giữa 2 nước hữu quan

– Cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế:

Câu 3: Ngôi thứ trong cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế được quy định như thế nào?

  • Ngôi thứ trong cơ quan đại diện ngoại giao

Công ước Viên về quan hệ ngoại giao (1961) đã xếp  những Người đứng đầu cơ

quan đại diện ngoại giao thành ba cấp:

– Cấp  Đại sứ và Người  đứng  đầu cơ quan  đại diện ngoại giao khác có hàm

tương đương được bổ nhiệm bên cạnh Nguyên thủ Quốc gia. Trong nội khối thịnh

vượng chung Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao được gọi là Cao uỷ. Cao

uỷ được xếp ngôi thứ như Đại sứ.

– Cấp Công sứ  được bổ nhiệm bên cạnh Nguyên thủ Quốc gia.

 – Cấp Đại biện được bổ nhiệm bên cạnh Bộ trưởng ngoại giao. 

             Ngôi thứ giữa các viên chức trong một cơ quan đại diện ngoại giao được sắp xếp theo hàm ngoại giao như sau:   

– Đại sứ;

– Công sứ;

– Tham tán Công sứ;

– Tham tán;

– Bí thư thứ nhất;

– Bí thư thứ hai;

– Bí thư thứ ba

– Tuỳ viên.

  • Ngôi thứ trong cơ quan lãnh sự

 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự (1963) chia những Người đứng đầu cơ quan lãnh sự thành 4 cấp:

–         Tổng Lãnh sự;

–         Lãnh sự;

–         Phó lãnh sự;

–         Đại lý lãnh sự.

Trong một hoạt động đối ngoại có sự tham gia của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thì xếp theo thứ tự:  

–   Cơ quan đại diện ngoại giao;

–   Cơ quan lãnh sự;

–   Cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế

Câu 4. Trình bày các loại hình tiệc chiêu đãi đối ngoại? Nêu quy trình diễn biến của 1 buổi tiệc ngoại giao.

  • Các loại hình chiêu đãi tiệc ngoại giao:

Quốc yến  (State banquet): đây là hình thức tiệc chiêu đãi trọng thể nhất. Tiệc này

thường do Nguyên thủ quốc gia chiêu đãi trong các dịp Nguyên thủ quốc gia nước ngoài

đến thăm nhà nước, thăm chính thức hoặc những ngày quốc lễ quan trọng. 

– Tiệc tối (Dinner): Tiệc này theo nhiều ngôn từ nước ngoài là bữa ăn tối nhưng trong

ngoại giao nó là tiệc chiêu đãi vào buổi tối.

– Tiệc trưa ( Lunch hoặc Luncheon): cũng giống như tiệc tối, tiệc trưa là loại tiệc

ngồi chiêu đãi vào buổi trưa.

– Tiệc trưa làm việc (Working lunch) hoặc Tiệc tối làm việc (Working dinner): đây

là tiệc ngồi và là tiệc vừa ăn vừa trao đổi công việc

–  Tiệc buýp-phê ( Buffet) : tiệc buýp-phê  được sử dụng cho cả bữa tối (Buffet-dinner) và bữa trưa (Buffet-lunch).

–  Tiệc tiếp khách (Reception): Tiệc tiếp khách  được tổ chức trong nhiều dịp như nhân dịp kỷ niệm ngày lễ lớn như ngày Quốc khánh hoặc có  đoàn từ trong nước đến thăm, hoặc nhân dịp sự kiện quan trọng cần mời đông khách.

– Tiệc rượu (Cocktail)

–  Tiệc trà  (Tea party): tiệc này  được coi là tiệc ngọt, thời gian tổ chức có thể vào

buổi chiều hoặc buổi sáng ( buổi chiều là phổ biến).

  • Quy trình diễn biến của một bữa tiệc ngoại giao:
  1. Chuẩn bị giấy mời
  2. Chuẩn bị địa điểm
  3. Chuẩn bị phòng tiếp khách và phòng chiêu đãi
  4. Bày bàn tiệc
  5. Đón tiếp khách

   + Người phụ trách lễ tân đón tiếp khách ở cửa lễ tân và đưa vào phòng đợi.

   + Người dự tiệc chiêu đãi của phía chủ tiệc đứng xếp hàng ở phía ra vào. Chủ chính đứng đầu và theo cấp bậc từ cao đến thấp. Người phụ trách lễ tân giới thiệu chủ và khách.

   + Tại phòng đợi, khách lưu lại khoảng 10-15 phút để uống rượu khai vị, xem sơ đồ bàn tiệc. Sau đó người phục vụ trưởng dẫn khách vào bàn tiệc.

  1. Phục vụ tiệc

 + Phục vụ sau bài phát biểu nếu có.

 + Nếu bài phát biểu dài vượt quá 20 phút thì có thể bắt đầu phục vụ đồ uống và phải tránh gây ra tiếng chạm của ly, tiếng nổ do mở nút chai.

   + Món ăn chỉ được bắt đầu phục vụ khi kết thúc bài phát biểu. Nueeus không có bài phát biểu thì sẽ phục vụ ngay khi khách đến.

   + Việc phục vụ đồ uống và món ăn phải tuân theo nguyên tắc, cần phân công người phục vụ cố định cho từng bàn tiệc.

Câu 5. Cách treo cờ trong các hoạt động đối ngoại như thế nào? hãy nêu ví dụ.

  • Treo Quốc kì 2 nước: Nếu treo Quốc kì hai nước thì nước chủ bên trái, nước khách bên phải ( từ trên nhìn xuống hoặc từ trong nhìn ra). Hai lá cờ và cột cờ phải có kích

thước như nhau.

Ví dụ:

  • Treo Quốc kì nhiều nước

       Có 2 cách treo thông thường

Cách 1:  Treo Quốc kì thứ  tự từ trái sang phải ( nhìn từ dưới lên hoặc từ

ngoài vào) theo chữ  đầu tên nước tiếng Anh. Cách này là quy  định của

ASEAN,  được áp dụng cho nhiều hội nghị quốc tế. Một số nước xếp theo

chữ cái tên nước tiếng chủ nhà.

Ví dụ:

Cách 2:  Treo Quốc kì nước chủ nhà ở giữa, tiếp theo thứ tự bên trái rồi đến

bên phải theo chữ cái tên nước tiếng Anh hoặc tiếng chủ nhà.

Ví dụ:

Câu 6: Nêu các bước cơ bản để tổ chức đón tiếp 1 đoàn khách quốc tế đến thăm địa phương?

  1. Làm đề án và chương trình đón tiếp (xác định mục đích, yêu cầu)
  2. Lên kế hoạch cụ thể( địa điểm, trang trí, khẩu hiệu, nội dung,..)
  3. Đề án đón tiếp cần phân công tỉ mĩ công việc cho từng bộ phận và người tham gia đón tiếp.
  4. Xác định thành phần, thời gian và lộ trình
  5. Chuẩn bị đón đoàn
  6. Đón đoàn ở sân bay
  7. Đón đoàn ở UBND tỉnh
  8. Đoán đoàn ở phòng tiếp đón
  9. Đón ở khách sạn
  10. Tổ chức tọa đàm, hội nghị
  11. Tổ chức tiệc chiêu đãi
  12. Thiết kế tham quan, ăn uống, nghỉ ngơi
  13. Chuẩn bị tiễn khách

Câu 7. Trình bày các cách xếp chỗ ngồi tiếp khách và hội đàm?

  • Cách xếp chỗ ngồi tiếp khách theo hình thức ngồi xa-lông: Nhìn chung tập quán các nước xếp chủ ngồi bên trái, khách ngồi bên phải, phiên dịch ngồi sau hoặc bên cạnh
  • Cách xếp chỗ ngồi hội đàm:  Nhìn chung tập quán các nước sắp bàn  hội đàm là bàn dài hoặc ô-van, mỗi  đoàn ngồi một bên; trưởng  đoàn ngồi giữa, phiên dịch ngồi bên trái ( vị trí của phiên dịch không coi là thành viên đoàn ); các vị trí tiếp theo xếp theo thứ tự ngôi thứ từ phải sang trái

Câu 8. Trình bày các bước chuẩn bị để tổ chức một cuộc tổ chức chiêu đãi đoàn khách quốc tế.

  1. Chuẩn bị giấy mời:
  • Chuẩn bị loại giấy in ấn phù hợp
  • Giấy mời ghi rõ lí do tổ chức tiệc chiêu đãi, tên đơn vị hoặc cá nhân tổ chức, tên người được mời, thời gian, địa điểm tổ chức
  • Ở góc thiệp mời có 2 nội dung:

+ R.S.V.P: xin vui long hồi đáp theo số điện thoai

+ Trang phục:

  • Giấy mời gửi trước cho khách ít nhất 24h.
  1. Chuẩn bị địa điểm
  • Tùy thuộc vào loại tiệc chiêu đãi
  • Các tiêu chí để lựa chọn : Vị trí, thương hiệu, nội thất, thực đơn, đội ngũ nhân viên phục vụ,…
  1. Chuẩn bị phòng tiếp khách và phòng chiêu đãi.
  • Phải sạch se, thể hiện bản sắc dân tộc, thoáng mát hoặc ấm áp.
  • Thường bố trí bàn ghế ngồi cho khách trước khi vào dự tiệc chiêu đãi. Tại khu vực đó có sơ đồ bàn tiệc. Lối đi rộng rãi, bàn ghế được lau chùi sạch sẽ, xếp ngay ngắn.
  1. Bày bàn tiệc
  • Trải khăn trắng, có thể lót nỉ ở phía dưới khăn
  • Thiết bị, dụng cụ phải sạch sẽ, đồng bộ, chất lượng cao. Dụng cụ ăn uống phải đầy đủ theo yêu cầu của thực đơn (Âu hoặc Á) và hình thức tổ chức tiệc
  • Khoảng cách giữa 2 người từ 0,6 – 0,7m. Trên bàn tiệc được trang trí lọ hoa tươi phù hợp, hoa không có mùi thơm nồng đậm.

Câu 9. Giấy mời chiêu đãi được làm như thế nào, hãy nêu những điều cần lưu ý khi làm giấy mời chiêu đãi?

  • Giấy mời chiêu đãi được in bằng loại giấy in phù hợp.
  • Trên giấy mời ghi rõ các nội dung: lí do tổ chức tiệc chiêu đãi, tên đơn vị hoặc cá nhân tổ chức, tên người được mời, thời gian, địa điểm tổ chức
  • Ở góc thiệp mời có 2 nội dung:

+ R.S.V.P: xin vui long hồi đáp theo số điện thoai

+ Trang phục:

  • Giấy mời gửi trước cho khách ít nhất 24h.

Câu 10. Hãy nêu các cách sắp xếp bàn tiệc, chỗ ngồi tiệc chiêu đãi mà anh chị biết.

Cách sắp xếp bàn tiệc

– sắp xếp chỗ ngồi trong chiêu đãi ngồi phải thật chú trọng về ngôi thứ, không xếp khách ngồi 1 bên, chủ ngồi 1 bên (trừ khi đó là bữa tiệc làm việc cần thiết phải sắp xếp như vậy) mà xếp xen kẽ khách và chủ, không nên xếp 2 phụ nữ ngồi liền nhau(trừ khi số lượng nữ đông hơn nam); tránh sắp xếp nữ ngồi cuối bàn.

– trên bàn tiệc trước mặt của từng người phải có danh thiếp. trước cửa phòng tiệc phải có sơ đồ chỗ ngồi để khách biết chỗ ngồi của mình hoặc ghi trên giấy mời nếu đã chuẩn bị kĩ lưỡng; có người giúp khách tìm chỗ ngồi, tránh để khách đi đi lại lại tìm chỗ ngồi trong phòng chiêu đãi.

– bàn tiệc phải được trải khăn, khăn bàn phải là vải trắng, được là phẳng, trải ngay ngắn, nếu có thể lót 1 lớp nỉ, dạ hoặc vải dày bên dưới để cho cốc, chén vững chắc.không trải khăn ni lông, vải hoa. trên bàn tiệc nên trang trí hoa tươi(hoa không có mùi hương nồng), nếu là lọ hoa cao để trước mặt khách thì cần phải để chỗ khác khi bắt đầu nhập tiệc.

– thiết bị, dụng cụ phải sạch, đồng bộ, chất lượng cao, dụng cụ ăn uống phải đầy đủ theo yêu cầu của thực đơn và hình thức tổ chức tiệc.

– khoảng cách giữa hai người: 0,6-0,7m

cách sắp xếp bộ đồ ăn Á:

bát ăn đặt ngửa, khăn gấp hoa đặt vào bát ăn.

– đũa cho vào bao đặt trên đĩa, gói đũa đặt ở vị trí bên phải đĩa kê, thân đũa cách mép đĩa 2 cm, chén nước mắm cá nhân đặt cách 2cm, chếch về phía trên, đuôi đũa cách mép bàn 2cm

– đĩa kê thìa cách gói đũa 3cm, thìa sứ đặt úp cách mép bàn 3cm

– giữa bàn đặt bình café, lọ tăm, muối tiêu, bát nước mắm chung.

cách sắp xếp bộ đồ ăn Âu(bàn ăn đặt trước)

– kiểm tra khăn bàn.

– đặt gạt muối tiêu, gạt tàn

– đặt khăn ăn, ly cốc, đĩa lốt

– đặt dao đĩa. khoảng cách giữa dao ăn đĩa ăn chính khoảng 2cm, đặt đồ dao đĩa cách mép bàn 1,26cm. đồ dùng cho 2 người phải được đặt chính xác, đối diện nhau. ly nước được đặt ngay phía trước đầu của dao món ăn chính, các ly uống rượu được đặt tùy theo danh mục đồ uống.

cách sắp xếp bộ đồ A la carte:

– bày bàn tương tự cách bày bàn ăn đặt trước trừ 3 thứ dao, đĩa, thìa.

– đặt bổ sung dao đĩa dùng cho các món thứ nhất, tùy theo khách gọi món.

– đặt thêm dao đĩa mỗi khi mang món mới

Các cách bố trí tiệc thông dụng:

  • Hình chữ nhật:

– Khách không có phu nhân

+ Xếp khách ngồi trước mặt chủ tiệc

+ Xếp những người khác theo số thứ tự xen kẽ giữa chủ và khách

– Khách có phu nhân

+ Xếp bà chủ ngồi trước mặt ông chủ, hoặc xếp ông khách ngồi trước mặt ông chủ

+ Xếp bà khách chính ngồi bên phải ông chủ, ông khách chính ngồi bên phải bà chủ.

-Trường hợp có khách danh dự:

+xếp khách danh dự ngồi bên phải chủ tiệc

            +người khách chính ngồi bên phải chủ tiệc

  • Bàn tròn

– Khách không có phu nhân

+ Xếp khách ngồi trước mặt chủ tiệc

+ Xếp những người khác theo số thứ tự xen kẽ giữa chủ và khách

– Khách có phu nhân

+ Xếp bà chủ ngồi trước mặt ông chủ, hoặc xếp ông khách ngồi trước mặt ông chủ

+ Xếp bà khách chính ngồi bên phải ông chủ, ông khách chính ngồi bên phải bà chủ.

-Trường hợp có khách danh dự:

+xếp khách danh dự ngồi trước mặt ông chủ

+ông khách chính ngồi bên phải ông chủ

  • Bàn hình chữ T

– xếp khách chính ngồi bên tay phải chủ nhà.

  • Bàn hình chữ U

– xếp khách ngồi bên phải chủ nhà

– phiên dịch ngồi trước mặt chủ nhà

– trường hợp có khách danh dự: xếp khách danh dự ngồi trước chủ nhà/ khách chính ngồi bên phải chủ nhà.

Ngoài  ra có các cách bố trí bàn tệc khác như: Bàn hình vuông và bàn hình bầu dục.

Câu 11. Trình bày cách thức sắp xếp ngôi thứ, vị trí ngồi trong xe ô tô khi đón khách?

Đối vơí loại xe 4 chỗ ngồi, ghế bên phải lái xe là ghế dành cho người có cấp bậc thấp nhất (chuyên viên, phiên dịch, hoặc bảo vệ). Hàng ghế sau: chỗ bên phải dành cho khách, chỗ bên trái dành cho chủ. Nếu hai người ngồi sau đều là khách thì người ngồi bên phải có cấp bậc cao hơn. Nếu có 3 người ngồi hàng ghế sau thì người ngồi ở giữa có cấp bậc thấp nhất, nói chung không nên xếp 3 người hàng ghế sau trừ khi hạn hữu.

Cách thức sắp xếp ngôi thứ, vị trí ngồi trong xe ô tô khi đón khách được thực hiện theo nguyên tăc sau (nhìn theo hướng nhìn của người ngồi trong xe):
– Khách chính hoặc người có chức vụ cao nhất, ngồi vào chỗ ngồi danh dự bên phải ghế sau xe (chếch với lái xe). Nếu treo cờ thì cờ của nước khách treo bên phải, cờ nước chủ nhà treo bên trái.
– Vị trí của chủ nhà là ở sau lái xe. Nếu có 3 người cùng ngồi chung ghế sau lái xe thì chỗ giữa đựơc coi là chỗ thứ 3 về tầm quan trọng.
– Bảo vệ, phiên dịch hay cán bộ tháp tùng ngồi đằng trước cạnh lái xe. Nếu cần phiên dịch thì bảo vệ nhường, đi xe trước.
– Nếu xe ôtô có ghế phụ (ghế gấp), thì xếp người thứ 3 ngồi ghế phụ. Không nên xếp 3 người cùng ngồi ghế sau.
– Nếu trong đoàn có cả vợ lẫn chồng, chủ và khách sẽ lên xe đầu, xe tiếp theo sẽ là xe của vợ (hoặc chồng).Trường hợp theo yêu cầu của khách cả vợ và chồng cùng ngồi một xe thì vị trí vợ chồng khách sẽ là vị trí thứ nhất và thứ ba.

Câu 12. Trình bày cách thức sắp xếp ngôi thứ, vị trí ngồi khi kí kết văn bản?

Cách thức sắp xếp ngôi thứ, vị trí ngồi khi kí kết văn bản như sau:

  • Nếu ký 2 cột thì vị trí ưu tiên nằm phía trên cột bên trái người đọc, vị trí thứ 2 phần trên bên phải người đọc, vị trí thứ 3 nằm phần dưới của cột bên phải.

Vị trí số 1——————  Vị trí thứ 2

Vị trí thứ 3

– Nếu ký theo hàng dọc thì vị trí ưu tiên tất nhiên là ở hàng đầu.

– Nếu ký theo hàng ngang thì vị trí ưu tiên ở bên trái tờ giấy, tức là phía phải người ký.

– Trong việc ký kết các văn kiện quốc tế, người ta áp dụng luật luân phiên ký đầu, nghĩa là tên các Nguyên thủ hoặc đại diện toàn quyền nằm ở vị trí ưu tiên trong các văn kiện dành cho họ. Trong phần mở đầu, tên quốc gia đó được ghi trên tên tất cả các quốc gia khác, các nhà thương thuyết của quốc gia đó được ký ở vị trí số 1 trong các văn kiện sẽ giao cho họ. Điều đó có nghĩa là mỗi quốc gia tham gia ký kết lần lượt giữ vị trí số 1 trong các văn kiện quốc tế. Đây là tập quán đã có từ lâu và không thay đổi.

4.4/5 - (5 bình chọn)