ĐỀ CƯƠNG LUẬT DU LỊCH CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT
Nội Dung
- Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
- Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
- Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch.
- Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử – văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
- Tham quan là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi có tài nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên du lịch.
- Đô thị du lịch là đô thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai trò quan trọng trong hoạt động của đô thị.
- Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế – xã hội và môi trường.
- Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.
- Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.
- Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.
- Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
- Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu.
- Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi.
- Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.
- Hướng dẫn du lịch là hoạt động hướng dẫn cho khách du lịch theo chương trình du lịch.
- Người thực hiện hoạt động hướng dẫn được gọi là hướng dẫn viên và được thanh toán cho dịch vụ hướng dẫn du lịch.
- Phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch là phương tiện bảo đảm các điều kiện phục vụ khách du lịch, được sử dụng để vận chuyển khách du lịch theo chương trình du lịch.
- Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch.
- Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai.
- Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững.
- Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.
- Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch.
Vai trò của pháp luật trong hoạt động kinh doanh du lịch
Luật du lịch là văn bản pháp luật quan trọng của nhà nước trong lĩnh vực du lịch nhằm “ điều chỉnh các hoạt động du lịch; xácđịnh quyền và nghĩa vụ của khách du lịch; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch tại nước CHXHCN Việt nam”
Hoạt động du lịch liên quan trực tiếp đến con người (khách du lịch). Trong quá trình đi du lịch, những lợi ích chính đáng và hợp pháp của họ cần phải được bảo vệ “ nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch” bên cạnh đó cũng đòi hỏi khách du lịch phải “tôn trọng và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, môi trường, di tích lịch sử…” không nên vì lợi ích thuần túy chiều lòng khách mà làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, môi trường sinh thái cũng như bản sắc dân tộc
Hoạt động kinh doanh du lịch chủ yếu là kinh doanh phục vụ khách du lịch. Một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng của kinh doanh dịch vụ là uy tín, chất lượng và danh tiếng, tạo hình ảnh tốt đẹp trong long khách hàng “ nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch” nhưng cũng “ nghiêm cấm mọi hoạt động du lịch làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc làm phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội” việc chấp hành luật pháp trong kinh doanh không những đem lại uy tín cho các tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch mà còn mang lại danh tiếng cho dân tộc và cả đất nước.
Hoạt động kinh doanh du lịch là hoạt động có tính liên ngành, liên vùng đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp thông qua văn bản pháp quy. Có thể thấy muốn cho khách quốc tế đi du lịch vào nước ta một cách thuận lợi dễ dàng ngoài sự cố gắng tuyên truyền của ngành du lịch thì đòi hỏi các ngành như Ngoại giao, công an, hải quan, giao thông vận tải…phải có những chính sách và quy định thông thoáng.
Trong các hoạt động kinh doanh du lịch, không chỉ các tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp dịch vụ cho khách hàng mà còn nhiều tổ chức và cá nhân khác tham gia vào việc này. Chính vì vậy để đảm bảo quyền lợi cho khách du lịch, đảm bảo danh tiếng và uy tín của đất nước đòi hỏi phải có luật quy định đối với các hoạt động kinh doanh du lịch phục vụ khách du lịch và mọi tổ chức và cá nhân tham gia vào qua trình phục vụ khách du lịch phải chấp hành nghiêm túc.
Tiền kí quỹ
Khái niệm: tiền kí quỹ là tài khoản doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải gửi vào tài khoản kí quỹ tại ngân hàng nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong suốt thời gian hoạt động kinh doanh lữ hành và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế:
a) 250.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam;
b) 500.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài hoặc kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài
3.Mục đích. Tiền ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế được sử dụng để giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh lữ hành.
Tiền ký quỹ được sử dụng để bồi thường cho khách du lịch trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm hợp đồng đối với khách du lịch; giải quyết các rủi ro đối với khách du lịch không phải mua bảo hiểm du lịch.
Nộp bổ sung tiền kí quỹ: Việc nộp bổ sung tiền ký quỹ: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền được rút khỏi tài khoản ký quỹ, doanh nghiệp phải nộp bổ sung đầy đủ tiền ký quỹ theo mức quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này; Sau thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nếu doanh nghiệp không bổ sung đầy đủ tiền ký quỹ theo mức quy định, ngân hàng có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Tổng cục Du lịch) để có biện pháp xử lý.
6. Hoàn trả tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành cho doanh nghiệp trong những trường hợp sau đây:
– Có thông báo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc doanh nghiệp không được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
– Có quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của doanh nghiệp.
– Có quyết định của cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư về việc thu hồi giấy chứng nhận đầu tư hoặc xóa ngành nghề kinh doanh lữ hành trong giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài
So sánh CT TNHH và CT CP
Giống nhau:
Công ty cổ phần và công ty TNHH đều là công ty đối vốn, thành viên công ty chỉ cần đáp ứng yêu cầu về vốn góp vào công ty mà không quan tâm đến yếu tố nhân thân của chủ thể đó.
Có sự tách bạch về tài sản của công ty và tài sản của các thành viên. Khác với doanh nghiệp tư nhân
Có tư cách pháp nhân, các thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp .
Số lượng thành viên lớn,các thành viên dễ dàng thay đổi thông qua việc chuyển nhượng vốn góp.
Công ty phải đóng thuế cho Nhà nước.
Có trình tự thành lập,phá sản giống nhau.
Khác nhau:
Công ty cổ phần thực chất là dạng lớn hơn của công ty trách nhiệm hữu hạng, có nghĩa là như tên gọi của hình thức kinh doanh thì nhà đầu tư chỉ chịu mất mát với khoản mình đầu tư, khi công ty phá sản thì coi như mình bị coi như mất khoản tiền đó, còn như doanh nghiệp tư nhân có thể bạn sẽ bị siết nợ. Điểm mấu chốt và tính chất chính của công ty trách nhiệm hữu hạn là phát cổ tức
Vốn: Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; còn vốn của các thành viên của công ty TNHH tính không được chia thành từng phần mà tính theo tỷ lệ phần trăm vốn góp của các thành viên.
Quyền phát hành cổ phiếu: Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phiểu còn công ty TNHH không có quyền này.
Cơ cấu tổ chức: Công ty Cổ phần được tổ chức theo một mô hình duy nhất đó là: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) còn Công ty TNHH được có thể được tổ chức dưới hình thức CT TNHH 1 thành viên hoặc CT TNHH có từ 2 thành viên trở lên. Tuỳ thuộc vào mỗi loại hình mà cơ cấu tổ chức của công ty TNHH được tổ chức theo cơ cấu nhất định.
Số thành viên: Công ty TNHH 1 thành viên chỉ có một chủ sở hữu duy nhất là một tổ chức.Còn số thành viên Công ty TNHH 2 thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi. Cổ đông của công ty cổ phần có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa
Có 1 điểm khác biệt rất quan trọng đó là tính chịu trách nhiệm trước pháp luật của chủ sở hữu cty hay còn gọi là các cổ đôngNếu là công ty tư nhân, người chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản và nguồn vốn của cty và cả tài sản cá nhân của mình, chịu trách nhiệm đến khi hết tiền thì thôi. Nếu là cty trách nhiệm hữu hạn, ngay cái tên cũng đã nói lên phần nào, doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm với phần vốn đã đăng ký, không chịu trách nhiệm thêm, vì vậy khi ký hợp đồng với các cty này cần chú ý đến phạm vi chịu trách nhiệm của cty này. Nếu là cty cổ phần, mục đích của loại hình cty này là vốn hóa thị trường, tính chịu trách nhiệm cũng cao.
Những điều hướng dẫn viên du lịch không được làm:
Cung cấp những thông tin phương hại đến chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng , trật tự và an toàn xã hội
Có hành vi ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, truyền thống, đạo đức, thuần phong mĩ tục của dân tộc, làm sai lệch giá trị văn hóa, lịch sử của Việt Nam
Đưa khách du lịch đến khu vực cấm
Thu lợi bất chính từ khách du lịch, ài ép khách du lịch mua hàng hóa dịch vụ.
Tùy tiện thay đổi chương trình du lịch, cắt giảm tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch
Phân biệt đối xử đối với khách du lịch
Cho người khác sử dụng thẻ hdv của mình hoặc sử dụng thẻ hdv của người khác, sử dụng thẻ hdv đã hết hạn.