Phân biệt bảo hiểm y tế bắt buộc & tự nguyện
Nhiều người đắn đo rằng bảo hiểm y tế là bắt buộc hay tự nguyện. Theo thông tin mới nhất 2020 thì có cả 2 hình thức bảo hiểm y tế này. Nhưng cụ thể nó là gì, áp dụng cho từng đối tượng nào và cách dùng ra sao?
Bảo hiểm y tế bắt buộc
Theo khoản 1 điều 2 của Luật Bảo hiểm y tế, BHYT bắt buộc là hình thức bảo hiểm để chăm sóc sức khỏe. Nó được nhà nước tổ chức thực hiện, không nhằm mục đích lợi nhuận.
Đối tượng bắt buộc phải tham gia (theo nghị định 146/2018):
– Nhóm 1: do người lao động và người sử dụng lao động đóng
– Nhóm 2: do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng
– Nhóm 3: do ngân sách nhà nước đóng
– Nhóm 4: được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
– Nhóm 5: tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
– Nhóm 6: do người sử dụng lao động đóng
Bảo hiểm y tế tự nguyện
Tương tự như trên, BHYT tự nguyện là hình thức bảo hiểm được nhà nước tổ chức thực hiện. Nó được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận. Đặc biệt, đây là bảo hiểm do người dân tự nguyện tham gia.
Những ai chưa tham gia BHYT bắt buộc đều cần và nên mua BHYT tự nguyện. Cụ thể các đối tượng tham gia bảo hiểm gồm:
– Nhóm 1: học sinh, sinh viên
– Nhóm 2: người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư và diêm nghiệp
– Nhóm 3: người thân của người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng, sống chung trong hộ gia đình
– Nhóm 4: xã viên của hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh cá thể
– Nhóm 5: một số đối tượng khác theo quy định (theo luật mới 2018 thì người chưa tham gia BHYT bắt buộc đều có thể mua hình thức tự nguyện này).
Giải đáp thắc mắc về BHYT bắt buộc
1. Khám sức khỏe định kỳ có áp dụng thẻ BHYT không?
Theo cập nhật mới đây, khám sức khỏe định kỳ chưa được BHYT chi trả. Tuy nhiên bảo hiểm sẽ thanh toán cho chi phí khám chữa bệnh trong điều khoản.
2. Khám chữa bệnh ở bệnh viện tư nhân có được dùng BHYT hay không?
Cả bệnh viện công lập và bệnh viện tư nhân đều đã áp dụng chính sách thông tuyến. Bệnh viện tư nhân tùy theo hạng sẽ được xếp tương đương với bệnh viện tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh. Nếu bạn đăng ký ở tuyến tỉnh/ thành phố thì có thể đến bệnh viện tư tương đương tuyến huyện.
Cụ thể, nếu bệnh viện tư đó là hạng 2, sẽ được hưởng như là khám chữa bệnh đúng tuyến. Bệnh nhân được hưởng 100% theo danh mục nếu được hưởng 100% bảo hiểm y tế. (Trong phạm vi của BHYT, còn ngoài phạm vi thì bệnh nhân tự chi trả).
3. Có áp dụng thẻ BHYT khác tỉnh được không?
Câu trả lời là có, nhưng chỉ có tuyến huyện là bảo hiểm chi trả 100%. Còn tuyến tỉnh, bảo hiểm chi trả 60%. Tuy nhiên dự kiến đến đầu năm 2012, tuyến tỉnh cũng sẽ được chi trả 100% viện phí. Dù vậy bệnh nhân nên cố gắng tham gia bảo hiểm ở địa chỉ mình thường xuyên cư trú.
4. Có thể mua bảo hiểm trong 5 năm, 10 năm liền không?
Hiện nay chưa có chính sách mua bảo hiểm dài hạn đối với BHYT. Người dân cần mua bảo hiểm hằng năm.
5. Thẻ BHYT miễn phí 100% nhưng tại sao đi khám chữa vẫn nộp tiền?
Đúng là có một số trường hợp như vậy. Mặc dù theo quy định thì bệnh nhân không phải trả tiền khi có BHYT chi trả 100%, nhưng có vài cơ sở y tế cố tình thu tiền bệnh nhân. Hoặc cũng có trường hợp bệnh nhân hiểu lầm. Vì có thể số tiền của thuốc ngoài danh mục thì bảo hiểm không chi trả là đúng luật.
6. Có quy định hạn chế tuyến cho người tham gia BHYT hay không?
Bộ Y tế không quy định hạn chế tuyến, chỉ có chuyển tuyến trong trường hợp cần thiết. Và nguyên tắc là khi cơ sở không đáp ứng yêu cầu chuyên môn khám chữa bệnh thì mới chuyển. Hoặc nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân có sự thay đổi được sự đồng tình của cơ sở.
7. Cấp cứu có dùng BHYT không?
Có. Nếu có thẻ BHYT, người đi cấp cứu được khám chữa bệnh và được bảo hiểm chi trả. Trường hợp này bệnh nhân có thể được cấp cứu ở bất kỳ cơ sở y tế nào, không phụ thuộc vào tuyến hay địa giới hành chính.
Trước khi xuất viện, bệnh nhân cần cung cấp BHYT. Nếu không cung cấp kịp thời, bệnh nhân hoặc người nhà cần đọc thông tin để bệnh viện xử lý. Ngoài ra bạn có thể thanh toán trước rồi sau đó đem bảo hiểm đến để nhận lại tiền sau.
Giải đáp thắc mắc về BHYT tự nguyện
1. Mức hưởng bảo hiểm là bao nhiêu?
BHYT hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh nội trú để điều trị. Chi phí khám chữa bệnh ngoại trú không được hưởng chế độ này. Cụ thể về mức hưởng phân theo 3 trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Khám chữa bệnh tại nơi đăng ký ban đầu
Bệnh nhân khám chữa đúng tuyến và ở cơ sở khác có giấy chuyển viện phù hợp trong trường hợp tai nạn, cấp cứu. Theo đó bệnh nhân được:
+ Hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh
+ Bảo hiểm thanh toán 80% chi phí nhưng không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu chung cho 1 lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật nếu có sử dụng dịch vụ cao
+ Hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh nếu: khám chữa bệnh tại trạm y tế xã, phường, thị trấn; chi phí khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở cho 1 lần khám chữa bệnh; tham gia BHYT 5 năm liên tục tính từ khi tham gia đến thời điểm đi khám chữa bệnh đồng thời số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở; khám chữa bệnh với một số đối tượng đặc biệt được nhà nước hỗ trợ.
Trường hợp 2: Khám chữa bệnh không đúng nơi đăng ký ban đầu
Bệnh nhân khám chữa bệnh không đúng nơi đăng ký khám chữa bệnh theo bảo hiểm. Hoặc bệnh nhân khám chữa bệnh vượt tuyến (trừ cấp cứu, tai nạn):
+ Hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh so với mức hưởng theo quy định. Trường hợp này khi khám chữa bệnh nội trú tại bệnh viện tuyến huyện.
+ Hưởng 60% chi phí khám chữa bệnh so với mức hưởng theo quy định. Trường hợp này bệnh nhân khám chữa bệnh nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh.
+ Hưởng 40% chi phí khám chữa so với mức hưởng theo quy định. Trường hợp này bệnh nhân khám chữa bệnh nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương.
Trường hợp 3: Khám chữa bệnh tại cơ sở y tế không ký hợp đồng
Bệnh nhân khám chữa bệnh tại cơ sở y tế không ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT. Hoặc bệnh nhân khám chữa bệnh tại cơ sở có ký hợp đồng nhưng không đủ thủ tục.
Trường hợp này bệnh nhân tự thanh toán chi phí khám chữa bệnh tại cơ sở y tế. Sau đó, bệnh nhân mang giấy tờ, hóa đơn bệnh viện đến cơ quan BHYT để thanh toán.
Nguồn: https://nganhangnongthon.com/giai-dap-thac-mac-ve-bao-hiem-y-te.html