TỔNG HỢP KIẾN THỨC TOÁN LỚP 2 ĐẦY ĐỦ HAY NHẤT Học kỳ 1 và học kỳ 2 Chuẩn Chương trình Tiểu Học Bộ GD&ĐT hiện hành. Tự học Online xin giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn tham khảo Tuyển Chọn TỔNG HỢP KIẾN THỨC TOÁN LỚP 2 ĐẦY ĐỦ HAY NHẤT.
- Mục: Lớp 2
TỔNG HỢP KIẾN THỨC TOÁN LỚP 2 [Đầy Đủ – Hay Nhất]
- Số hạng – Tổng
a + b = c. Trong đó: a và b là số hạng
c là tổng (a + b cũng gọi là tổng)
Ví dụ: 12 + 25 = 37
- Đề – xi – mét
Đề – xi – mét là đơn vị đo độ dài. Đề – xi – mét viết tắt là dm.
1 dm = 10 cm; 10 cm = 1 dm
- Số bị trừ – số trừ = hiệu
a – b = c. Trong đó: a là số bị trừ
b là số trừ
c là hiệu (a – b cũng gọi là hiệu)
Ví dụ: 99 – 25 = 74
- Phép cộng có tổng bằng 10
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
9 | 8 | 7 | 6 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1 |
10 | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 |
1 + 9 = 9 + 1 = 10 2 + 8 = 8 + 2 = 10 3 +7 = 7 + 3 = 10 4 + 6 = 6 + 4 = 10
Chúng ta cần phải nhớ những cặp số có tổng bằng 10 để làm phép tính có nhớ ở những bài sau.
|
|
- Phép cộng dạng 26 + 4 và 36 + 24
- 9 cộng với một số. (Ví dụ: 9 + 5)
Vì 9 + 1 = 10 nên ta sẽ tách 5 = 1 + 4. Khi đó 9 + 5 = 9 + 1 + 4 = 10 + 4 = 14
Tương tự như vậy ta có:
9 + 2 = 9 + 1 + 1 = 10 + 1 = 11 2 + 9 = 1 + 1 + 9 = 1 + 10 =11
9 + 3 = 9 + 1 + 2 = 10 + 2 = 12 3 + 9 = 2 + 1 + 9 = 2 + 10 =12
9 + 4 = 9 + 1 + 3 = 10 + 3 = 13 4 + 9 = 3 + 1 + 9 = 3 + 10 = 13
9 + 5 = 9 + 1 + 4 = 10 + 4 = 14 5 + 9 = 4 + 1 + 9 = 4 + 10 = 14
9 + 6 = 9 + 1 + 5 = 10 + 5 = 15 6 + 9 = 5 + 1 + 9 = 5 + 10 = 15
9 + 7 = 9 + 1 + 6 = 10 + 6 = 16 7 + 9 = 6 + 1 + 9 = 6 + 10 = 16
9 + 8 = 9 + 1 + 7 = 10 + 7 = 17 8 + 9 = 7 + 1 + 9 = 7 + 10 = 17
9 + 9 = 9 + 1 + 8 = 10 + 8 = 18 9 + 9 = 8 + 1 + 9 = 8 + 10 = 18
|
|
Phép cộng dạng 29 + 5 và 39 + 25
8 cộng với một số. (Ví dụ: 8 + 5)
Vì 8 + 2 = 10 nên ta sẽ tách 5 = 2 + 3. Khi đó 8 + 5 = 8 + 2 + 3 = 10 + 3 = 13.
Tương tự như vậy ta có: 8 + 3 = 8 + 2 + 1 = 11 8 + 7 = 8 + 2 + 5 = 15
8 + 4 = 8 + 2 + 2 = 12 8 + 8 = 8 + 2 + 6 = 16
8 + 6 = 8 + 2 + 4 = 14 8 + 9 = 8 + 2 + 7 = 17
|
|
- Phép cộng dạng 28 + 5 và 38 + 25
- Hình chữ nhật – Hình tứ giác
Hình tứ giác là hình có 4 cạnh và 4 góc.
Hình chữ nhật là hình tứ giác đặc biệt vì có 4 góc vuông bằng nhau, 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau. (Chú thích: góc vuông là góc mà khi đo bằng ê ke được 90 độ)
| |||||
| |||||
| |||||
- 7 cộng với một số. (Ví dụ: 7 + 5)
Vì 7 + 3 = 10 nên ta sẽ tách 5 = 3 + 2. Khi đó 7 + 5 = 7 + 3 + 2 = 10 + 2 = 12.
Tương tự như vậy ta có: 7 + 4 = 7 + 3 + 1 = 11 7 + 7 = 7 + 3 + 4 = 14
7 + 5 = 7 + 3 + 2 = 12 7 + 8 = 7 + 3 + 5 = 15
7 + 6 = 7 + 3 + 3 = 13 7 + 9 = 7 + 3 + 6 = 16
|
|
- Phép cộng dạng 47 + 5 và 57 + 25
- 6 cộng với một số. (Ví dụ: 6 + 5)
Vì 6 + 4 = 10 nên ta sẽ tách 5 = 4 + 1. Khi đó 6 + 5 = 6 + 4 + 1 = 10 + 1 = 11.
Tương tự như vậy ta có: 6 + 6 = 6 + 4 + 2 = 12 6 + 7 = 6 + 4 + 3 = 13
6 + 8 = 6 + 4 + 4 = 14 6 + 9 = 6 + 4 + 5 = 15
|
|
- Phép cộng dạng 46 + 5 và 56 + 25
- Bài toán về nhiều hơn
|
Trong chương trình học của toán lớp 2 thì khi gặp bài toán về nhiều hơn, cao hơn, dài hơn, nặng hơn, sâu hơn chúng ta thường làm phép cộng.
Ví dụ: Nga có : 4 bông hoa
Lan nhiều hơn Nga : 2 bông hoa
Hỏi Lan có mấy bông hoa?
- Bài toán về ít hơn.
Khi gặp bài toán về ít hơn, nhẹ hơn, thấp hơn, ngắn hơn chúng ta làm phép trừ.
- Ki – lô – gam
Ki – lô – gam là 1 đơn vị đo lường. Nó dùng để xác định độ nặng nhẹ của các vật (trọng lượng).
Ki – lô – gam viết tắt là kg. 1 ki – lô – gam = 1 kg; 2 ki – lô – gam = 2 kg
5 ki – lô – gam = 5 kg; 10 ki – lô – gam = 10 kg
- Lít – Lít là 1 đơn vị đo lường.
Nó dùng để xác định độ đầy vơi của các chất lỏng trong bình chứa (thể tích của chất lỏng đó.).
Lít viết tắt là l (e lờ hay là lờ cao). 1 lít = 1l 2 lít = 2l 3 lít = 3l
- Phép cộng có tổng bằng 100
|
- Tìm một số hạng trong một tổng.
Cho a + b = c nên a = c – b và b = c – a.
Muốn tìm số hạng chưa biết, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100
|
- Tìm số bị trừ
Cho a – b = c nên a = c + b.
|
Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- Tim số trừ
Cho a – b = c nên b = a – c.
Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
- 100 trừ đi một số
- Đường thẳng
Ta có: Đoạn thẳng AB. (đoạn thẳng bị giới hạn bởi 2 đầu mút)
Đường thẳng CD. (đoạn thẳng được kéo dài về 2 phía gọi là đường thẳng)
Ba điểm M, N, O cùng nằm trên 1 đường thẳng. M, N, O là ba điểm thẳng hàng.
- Ngày, giờ, tháng, năm
Một ngày có 24 giờ. Bắt đầu từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
Một năm có 12 tháng. Mỗi tháng thường có 30 hoặc 31 ngày. Riêng tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày.
- Phép nhân
2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 2 x 6 = 12
2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 là tổng của 6 số hạng bằng nhau, mỗi số hạng là 2.
Ta chuyển thành phép nhân, được viết như sau: 2 x 6 = 12
Đọc là: hai nhân sáu bằng mười hai
Dấu x gọi là dấu nhân.
- Thừa số, tích
Ví dụ: 2 x 6 = 12
|
|
- Đường gấp khúc – Độ dài đường gấp khúc
|
- Phép chia
|
- Số bị chia – số chia – thương
Ví dụ: 6 : 2 = 3
|
- Tìm một thừa số của phép nhân
Cho a x b = c nên b = c : a và a = c : b
Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia.
- Giờ, phút
1 giờ = 60 phút. 1 phút = 60 giây 1 ngày có 24 giờ
2 giờ 30 phút hay còn gọi là 2 giờ rưỡi.
- Tìm số bị chia
Cho a : b = c nên a = b x c
Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
- Chu vi hình tam giác – chu vi hình tứ giác
– Chu vi hình tam giác là tổng độ dài các cạnh
của hình tam giác.
Chu vi tam giác ABC = AB + BC + CA
– Chu vi của tứ giác là tổng độ dài các cạnh
của hình tứ giác.
Chu vi tứ giác ABCD = AB + BC + CD + DA
- Đơn vị đo độ dài: ki – lô – mét, mét, mi – li – mét
Ki – lô – mét viết tắt là km. 1km = 1000m
Mét viết tắt là m 1m = 1000mm 1m = 10dm 1m = 100cm
Mi – li – mét viết tắt là mm. 1cm = 10mm 1dm = 10cm
- Bảng nhân và bảng chia từ 1 đến 5: các em học thuộc bảng cửu chương.
- Phép cộng và trừ không nhớ trong phạm vi 1000: làm tương tự như trong phạm vi 100
- Số tròn chục, số tròn trăm
– Số tròn chục là số có dạng a0 (trong đó a là số tự nhiên)
Ví dụ: 10, 20, 30, 120 (tương ứng với 1 chục, 2 chục, 3 chục, 12 chục)
– Số tròn trăm là số có dạng b00 (trong đó b là số tự nhiên)
Ví dụ: 100, 200, 300 (tương ứng với 1 trăm, 2 trăm, 3 trăm)
– Chú ý: Số tròn trăm luôn luôn là số tròn chục, nhưng số tròn chục chưa chắc đã là số tròn trăm.
Ví dụ: 400 là số tròn trăm và tròn chục; 150 là số tròn chục nhưng không phải là tròn trăm.